Bệnh tình dục hôm nay

Nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai

Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người bệnh.

Giang mai là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua con đường T*nh d*c do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra.

Ở giai đoạn đầu, căn bệnh này thường không có gì đặc biệt nên nhiều người thường nhầm lẫn với những căn bệnh khác và nhiều khi cũng không để ý đến nên hầu hết những người mắc bệnh này khi phát hiện ra thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2.

Dưới đây là dấu hiệu, nguyên nhân và những giai đoạn phát triển của bệnh giang mai.

Bệnh giang mai có 3 giai đoạn phát triển.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn 1

Giai đoạn chính của bệnh giang mai thường bắt đầu với sự xuất hiện của các vết loét ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận Sinh d*c như: môi lớn, môi bé, *m đ*o, cổ tử cung, quy đầu, D**ng v*t hoặc trực tràng. Khoa học gọi tổn thương này là "săng".

Săng là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3cm, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ. Người bệnh có thể bị nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau.

Giai đoạn ủ bệnh của rất dài và không có dấu hiệu bệnh rõ ràng nên rất dễ lây sang cho người khác

Những vết loét này còn có thể xuất hiện ở trong miệng hoặc xung quanh miệng nếu người bệnh có oral sex với người đang mang mầm bệnh.

Những săng này sẽ tự lành trong 4 - 8 tuần và không để lại sẹo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đã biến mất. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2.

Dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của bệnh giang mai thường bắt đầu 4-8 tuần sau giai đoạn 1, và kéo dài từ 1 đến 3 tháng.

Giai đoạn này bắt đầu với một số vết nổi mẩn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Vết mẩn này thường không ngứa, không đau, chỉ là những đốm màu nâu trên da.

Các vết nổi bẩn này cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể mỗi người. Đa phần chúng ta thường không chú ý đến những vết nổi mẩn này. Hoặc cho rằng đây là biểu hiện của bệnh khác.

- Các khác cuối cùng xuất hiện trong giai đoạn này là các dấu hiệu của bệnh cúm hoặc căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi kéo dài.

- Nhiều người sẽ cảm thấy các bao gồm: Mệt mỏi, đau cơ, sốt, đau họng, đau đầu, nổi hạch, rụng tóc, và giảm cân không rõ

Dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3

Giai đoạn tiềm ẩn bắt đầu khi các của giai đoạn 1 và 2 biến mất. Các vi khuẩn giang mai vẫn còn trong cơ thể, nhưng không còn có bất kỳ dấu hiệu hoặc nào của bệnh. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm.

Tuy nhiên, khoảng 1/3 những người không được điều trị trong giai đoạn tiềm ẩn sẽ phát triển thành giai đoạn 3 của bệnh giang mai, với các nghiêm trọng. Bệnh giang mai ở giai đoạn 3 có thể kéo dài từ 10 - 40 năm sau khi nhiễm bệnh.

- Bệnh ở giai đoạn 3 sẽ gây thiệt hại cho não, tim, mắt, gan, xương và khớp của người bệnh. Sự tổn thương này có thể dẫn đến Tu vong nếu không được điều trị kịp thời.

- Người bệnh ở giai đoạn này sẽ gặp khó khăn khi cử động cơ bắp, tê, liệt tứ chi, mù, và mất trí nhớ.

Lưu ý: cảnh giác với các triệu chứng của bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh

Nếu một người phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai, mẹ có thể truyền vi khuẩn gây bệnh cho thai nhi thông qua nhau thai. Các phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh bị bệnh giang mai bao gồm:

- Sốt liên tục

- Lá lách và gan bị tổn thương

- Sưng hạch bạch huyết

- Hắt hơi sổ mũi mãn tính hoặc không rõ nguyên nhân.

- Phát ban, nổi mẩn ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai

1. Lây truyền qua con đường T*nh d*c

Quan hệ T*nh d*c không an toàn là nguyên nhân chính gây ra và nó chiếm hơn 90%. Bệnh giang mai càng ở giai đoạn đầu thì tính lây truyền càng mạnh, trên bề mặt da và niêm mạc ẩn chứa rất nhiều xoắn khuẩn giang mai. Nhưng càng về sau thì tính lây nhiễm của bệnh càng giảm, khi đến giai đoạn cuối thì bệnh sẽ không lây nhiễm qua con đường T*nh d*c nữa.

2. Lây truyền từ mẹ sang con

Đối với những phụ nữ mắc và đang có thai thì nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con là rất lớn, nhất là từ sau tháng thứ 4 trở đi.

Mặc dù đối với những người mắc ở giai đoạn cuối thì việc lây nhiễm qua con đường T*nh d*c là không còn nữa nhưng vẫn có nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con. Nhưng càng về sau thì tính lây nhiễm càng giảm.

3. Lây truyền qua đường máu

Đối với những người mắc thì trong máu thường có chứa vi khuẩn gây nên nguy cơ lây nhiễm của bệnh này sẽ rất cao qua con đường truyền máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm.

4. Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có thể lây truyền qua việc hôn nếu có vết xước trong niêm mạc miệng hoặc dùng chung những vật dụng cá nhân với người nhiễm như quần áo lót, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn mặt...

Bởi trong những vật dụng trên rất có thể dính dịch tiết của người bệnh do đó việc lây nhiễm cũng có thể xảy ra.

Theo Mỹ An - Đời sống và Pháp luật

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nguyen-nhan-dau-hieu-va-trieu-chung-cua-benh-giang-mai-n214149.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY