Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Nguyên nhân gây rạn da đỏ và phương pháp điều trị

Rạn da đỏ là hệ quả của phản ứng kéo căng da quá mức. Tìm hiểu thông tin về tình trạng này trong bài viết để lựa chọn được biện pháp điều trị thích hợp.

rạn da đỏ là hệ quả của phản ứng kéo căng da quá mức. so với vết rạn lâu năm (thường có màu trắng, bạc) rạn da đỏ thường dễ điều trị hơn. 

Nguyên nhân gây rạn da đỏ

Khi làn da bị kéo căng trong thời gian ngắn, các sợi collagen và elastin sẽ có xu hướng bị đứt gãy khiến da chảy xệ và xuất hiện vết rạn.

Rạn da mới xuất hiện thường có màu đỏ là phổ biến. Tuy nhiên, vết rạn mới cũng có thể có màu tím, xanh da trời hoặc màu đen. Mặc dù có màu sắc khác nhau nhưng về bản chất các vết rạn này đều có đặc điểm tương tự nhau.

Khi da lành hẳn, vết rạn thường chuyển sang màu bạc hoặc trắng. các vết rạn này có thể mờ dần theo thời gian hoặc có thể tồn tại vĩnh viễn. nguyên nhân gây ra vết rạn đỏ bao gồm:

1. Cân nặng thay đổi đột ngột

Tăng cân quá đột ngột là nguyên nhân phổ biến gây rạn da đỏ. trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh chóng khiến các mô da bị kéo giãn và tổn thương. vị trí vết rạn xuất hiện phụ thuộc vào nơi bạn tăng cân. thông thường, rạn da thường xuất hiện ở đùi, bắp tay và bụng.

2. Mang thai

Khi mang thai, trọng lượng cơ thể tăng lên một cách đột ngột. hơn nữa, thai nhi phát triển khiến vùng da bụng bị giãn ra quá mức. các yếu tố này làm tăng nguy cơ rạn da ở phụ nữ mang thai.

3. Dậy thì

Dậy thì là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh và có nhiều sự thay đổi. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các vết rạn đỏ xuất hiện.

4. Tập luyện

Khi bạn tập luyện – đặc biệt là tập gym, cơ bắp sẽ có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển đột ngột này vô tình tạo áp lực lên da và gây tổn thương cơ quan này.

5. Nâng ngực

Nâng ngực cũng là nguyên nhân khiến rạn da đỏ xuất hiện. tuy nhiên nguy cơ rạn da còn phụ thuộc vào kích thước ngực và độ đàn hồi của da.

6. Lạm dụng Thu*c corticosteroid

Corticosteroid là một loại Thu*c ức chế miễn dịch được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp. loại Thu*c này thường được chỉ định trong một thời gian ngắn. việc dùng Thu*c trong thời gian dài có thể khiến các tác dụng nghiêm trọng phát sinh.

Corticosteroid dùng tại chỗ có thể gây mỏng da và khiến các vết rạn xuất hiện. Trong khi đó, Thu*c dạng uống có thể gây viêm, tăng cân và gây căng da.

7. Di truyền

Rạn da có khả năng di truyền ở những người thân cận huyết. bạn có thể thừa hưởng những đặc điểm trong cấu trúc da và phát sinh rạn da đỏ khi có điều kiện thích hợp.

8. Các vấn đề sức khỏe thường gặp

Người mắc hội chứng cushing, hội chứng ehlers-danlos, tiểu đường,… có khả năng bị rạn da đỏ cao hơn người bình thường.

Khắc phục rạn da đỏ tại nhà

Nếu tình trạng rạn da không quá nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện những biện pháp điều trị tại nhà.

Dùng kem dưỡng ẩm

Bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm để làm mờ những vết rạn đỏ. Các sản phẩm này thường có chứa những thành phần dưỡng ẩm và phục hồi tế bào da như Glycerin, dầu dừa, dầu ô liu, vitamin,…

Bên cạnh khả năng dưỡng ẩm, các sản phẩm này còn có thể làm giảm mức độ tổn thương trên da. Ngoài ra, khi da ẩm mượt, khả năng đàn hồi sẽ được cải thiện. Từ đó giảm sự hình thành các vết rạn mới.

Kem có chứa AHAs

AHAs hay còn gọi là alpha hydroxyl acid, đây là loại axit hoạt động mạnh trên bề mặt da. AHAs có khả năng nới lỏng những liên kết giữa các tế bào ch*t, giúp loại bỏ lớp sừng trên bề mặt, làm đều màu và cải thiện những vết rạn trên da.

Các loại ahas phổ biến như: lactic acid, glycolic acid, mandelic acid,… so với kem dưỡng ẩm thông thường, ahas có khả năng giảm rạn da rõ rệt hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Các thực phẩm không có khả năng làm mờ vết rạn da hoàn toàn. tuy nhiên, những thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm có khả năng cải thiện độ ẩm, khả năng đàn hồi và tăng cường hệ miễn dịch của làn da. điều này sẽ giúp da khỏe mạnh và giảm thiểu sự hình thành các vết rạn mới.

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không đem lại hiệu quả, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được cân nhắc về phương pháp điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị rạn da đỏ

Các phương pháp điều trị vết rạn đỏ bao gồm:

    Retinoid điều trị tại chỗ: các loại kem retinoid có khả năng kích thích tế bào sản sinh và chữa lành vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, thành phần này lại có khả năng kích ứng cao. Do đó, cần thử một ít kem lên vùng da nhỏ trước khi sử dụng trên phạm vi rộng.
  • Laser: là phương pháp sử dụng ánh sáng năng lượng cao để phá hủy những tế bào da ở bề mặt. Laser đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng có khả năng kích ứng và tỉ lệ tái phát cao. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.
  • Chemical Peeling: phương pháp này sử dụng acid ở nồng độ cao để loại bỏ lớp da ch*t bên ngoài. Chemical Peeling có khả năng giảm nếp nhăn, làm đều màu, làm sáng và cải thiện những sắc tố đậm màu trên da.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nguyen-nhan-gay-ran-da-do-va-phuong-phap-dieu-tri)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY