Sức khỏe hôm nay

Nhận biết bệnh trĩ

Trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt có nhiều ở người cao tuổi.

Bệnh trĩ xảy ra là do ống hậu môn là nơi có nhiều tĩnh mạch nằm dưới lớp niêm mạc, khi các tĩnh mạch này giãn ra tạo thành các búi gấp khúc, ngoằn ngoèo đó là các búi trĩ, chính là bệnh trĩ. Có thể hiểu, trĩ là trạng thái giãn tĩnh mạch quá mức vùng hậu môn. Đó là do sự phồng lên của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới của trực tràng, hay cả hai. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên phồng to được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới, trực tràng dưới, phồng to được gọi là trĩ ngoại, nếu cả xoang tĩnh mạch trên và dưới đều phình giãn to là trĩ hỗ hợp. Vì vậy, sẽ có 4 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng. Các búi tĩnh mạch khi chưa bị căng giãn, có chức năng của một cái đệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Trường hợp trĩ hỗn hợp hay trĩ nội lâu ngày kết hợp với trĩ ngoại kéo theo niêm mạc sa xuống và xuất hiện các búi trĩ phụ tạo thành vòng tròn trĩ còn gọi là trĩ vòng.

Nguyên nhân.

Có một số nguyên nhân hay gặp gây nên bệnh trĩ như: tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc do rối loạn nhu động ruột, táo bón, tiêu chảy, mót rặn, bệnh tăng áp lực tĩnh mạch, bệnh đường Sinh d*c, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ Sinh d*c của phụ nữ như: mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Ở người cao tuổi do viêm đại tràng mãn tính, nhịn đại tiện thời gian lâu, ngồi nhiều, ít vận động sẽ làm tăng mạnh áp lực đám tĩnh mạch trực tràng sẽ gây nên bệnh trĩ. Những người cao tuổi bị các bệnh vùng hậu môn như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, viêm nhiễm hậu môn,bệnh lỵ mạn tính đi đại tiện khó, đau rát sẽ ngại đi đại tiện và càng nhịn càng có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Hoặc một số người bị táo bón do ăn ít rau, chất xơ, hoa quả hoặc uống ít nước sẽ gây táo bón, vì vậy, mỗi lần đi đại tiện càng phải rặn mạnh làm tăng áp lực trong ổ bụng, mỗi lần rặn áp lực trong ổ bụng tăng lên 10 lần, trong khi đó chức năng S*nh l* thành tĩnh mạch của người cao tuổi đã bị lão hóa, rất dễ xuất hiện bệnh trĩ.

Người cao tuổi mang vác nặng trong thời gian dài sẽ làm áp lực ổ bụng tăng gây cho tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra bởi chất lượng của tổ chức mô kém cũng rất dễ mắc bệnh trĩ. Ngoài ra, bệnh trĩ gặp ở người cao tuổi do bị ho dai dẳng kéo dài, viêm họng mãn tính, giãn phế quản, hen suyễn, COPD, suy tim, cũng có khả năng gây tăng áp lực ổ bụng, kéo theo tăng áp lực trực tràng sẽ gây nên bệnh trĩ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ">nhận biết bệnh trĩ.

Có hai triệu chứng điển hình, đó là chảy máu lúc đi đại tiện và sa búi trĩ ra ngoài khi rặn mạnh hoặc lúc đi đại tiện. Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ khi nhìn vào giấy lau vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn vào phân thấy vài vệt máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Càng về sau, mỗi lần đi ngoài người bệnh phải rặn nhiều do táo bón, máu bám vào phân càng nhiều, thậm chí máu chảy thành giọt hay thành tia. Đôi khi đi đại tiện thấy một số cục máu là do máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng. Khi bệnh đã nặng, máu chảy ra ở hậu môn không chỉ lúc đi đại tiện mà mỗi khi đi lại nhiều, hoặc ngồi xổm, có trường hợp vì máu chảy rất nhiều nên phải đi cấp cứu.

Dấu hiệu sa búi trĩ ra ngoài mỗi lần mang vác nặng, lao động gắng sức hoặc lúc đi đại tiện gặp ở hầu hết các trường hợp bị trĩ nội. Lúc đầu, sau mỗi khi đại tiện thấy có máu và một khối nhỏ thòi ra ở hậu môn, khối đó tự tụt vào được, đây là trĩ nội. Càng về sau búi trĩ càng thòi ra, khối lượng cũng to dần lên và không tự tụt vào được sau khi đi đại tiện mà phải can thiệp bằng cách dùng tay nhét vào, đến một lúc nào đó khối búi trĩ đó dần dần nằm ngoài hậu môn không đẩy lên được, nếu cố đẩy sẽ gây đau đớn và có thể chảy máu. Thông thường trĩ không gây đau, đau chỉ xảy ra khi có biến chứng như: tắc mạch hoặc sa trĩ bị nghẹt hay do các bệnh khác kèm theo ở vùng hậu môn như nứt kẽ hậu môn, áp-xe cạnh hậu môn. Ngoài ra, có thể thấy ngứa quanh lỗ hậu môn do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa khó chịu.

Nhận biết trĩ biến chứng.

Đa số người cao tuổi mắc bệnh trĩ thường chủ quan, cho rằng bệnh chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà không lường được những biến chứng nguy hiểm của nó. Khi bệnh trĩ đã nặng tạo nên đám rối tĩnh mạch quanh trực tràng, hậu môn, làm cho thành tĩnh mạch giãn mỏng nên rất dễ thủng, dễ rách và chảy máu làm mất máu. Nếu chảy máu nhiều và tình trạng này kéo dài sẽ làm người bệnh bị thiếu máu. Nếu búi trĩ to, chảy máu nhiều dễ đông lại thành cục, gây tắc nghẽn và đau dữ dội. Khi trĩ thòi ra ngoài lâu sẽ gây chảy máu, nứt hậu môn. Các búi trĩ khi bị nghẹt, thòi ra ngoài hậu môn nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tạo thành các mụn nước ở hậu môn, khiến hiện tượng nghẹt búi trĩ ngày một nặng hơn, lâu ngày sẽ bị hoại tử, nhiễm trùng nặng và có thể gây nhiễm trùng quanh hậu môn, nhiễm trùng bộ phận Sinh d*c - tiết niệu, thậm chí gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

Lời khuyên của thầy Thu*c.
Khi nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ, người cao tuổi nên đi khám bệnh để được điều trị ngay từ đầu tránh để bệnh nặng và gây biến chứng. Hàng ngày nên có chế độ sinh hoạt hợp lý từ chế độ ăn, uống, ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày, không nên làm việc nặng, không nên đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm. Nên thường xuyên vận động cơ thể một cách đều đặn bằng các hình thức khác nhau tùy theo điều kiện của từng người.Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ: BÙI KHẮC HẬU.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-benh-tri-n125729.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Cơn trĩ cấp và cơn đau rát hậu môn do nứt kẽ là những cơn đau buốt rát làm người bệnh khó chịu, đau đớn. Để khống chế các cơn đau này phải sử dụng đến một số Thuốc.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY