Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm

Trong hầu hết trường hợp, sự đau đớn và khó chịu liên quan với chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể được giảm nhẹ với việc tự chăm sóc quản lý hoặc điều trị nội khoa.
Khớp thái dương kết hợp như bản lề chuyển động trượt. Các bộ phận của xương tương tác trong khớp được che phủ bằng sụn và được ngăn cách bởi một đĩa hấp thụ nhỏ, giữ các chuyển động trơn tru. Chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể xảy ra nếu: Đĩa bị giảm hoặc di chuyển trong sự liên kết thích hợp; Sụn của khớp bị tổn thương do bệnh viêm khớp; Khớp bị tổn thương bởi một cú đánh hoặc tác động khác.

Nguyên nhân do đâu?

Chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể bị gây ra bởi nhiều loại vấn đề khác nhau - bao gồm viêm khớp, chấn thương xương hàm hay cơ bị mỏi do hàm siết chặt hoặc mài răng. Bệnh gây đau ở khớp thái dương - khớp ở hai bên đầu ở phía trước của tai, nơi điểm xương hàm tiếp ứng sọ. Ngoài ra còn có thể do các cơ khớp bị mỏi do làm việc quá sức, có thể xảy ra nếu thường xuyên nghiến chặt hàm răng hoặc mài răng vào nhau.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của chứng rối loạn khớp thái dương hàm không rõ ràng.

Chứng rối loạn khớp thái dương hàm phổ biến nhất xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 50. Ngoài ra, có thể có nhiều khả năng phát triển chứng rối loạn khớp thái dương hàm nếu được sinh ra với một biến dạng bẩm sinh xương mặt có ảnh hưởng đến hoạt động hàm hoặc răng. Chứng rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra thường xuyên hơn ở những người có viêm khớp dạng thấp, đau xơ cơ, hội chứng mệt mỏi mạn tính hoặc rối loạn giấc ngủ.

Nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm: Đau hàm; Đau nhức trong và xung quanh tai; Khó nhai hoặc khó chịu trong khi nhai; Đau nhức mặt; Cứng khớp, làm cho khó mở hoặc đóng miệng; Nhức đầu; Khi cắn khó chịu; Cắn không đều… Bệnh cũng có thể gây ra tiếng kêu khi mở miệng hoặc nhai. Nếu bị đau dai dẳng hoặc đau ở khớp thái dương hàm, hoặc không thể mở hay đóng hàm hoàn toàn, người bệnh cần đến bác sĩ nha khoa để tìm nguyên nhân và điều trị triệt để.

Có cần phải phẫu thuật?

Trong một số trường hợp, các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, bác sĩ có thể khuyên nên dùng Thu*c hoặc bảo vệ khớp cắn để giúp giữ cho khỏi mài răng vào ban đêm. Trong trường hợp rất hiếm, có thể phải phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế các phần khớp.

Bảo vệ khớp cắn: Nếu mài răng trong khi ngủ, có thể đeo một hoặc một thiết bị mềm gắn trên răng. Điều này bảo vệ ngăn ngừa răng cắn với nhau. Bảo vệ khớp cắn đôi khi làm nặng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.

Điều trị nha khoa khắc phục: Nha sĩ có thể cải thiện bằng cách cân bằng mặt nhai của răng, thay thế chiếc răng bị mất hoặc thay thế chất trám cần thiết. Tuy nhiên, các loại phương pháp điều trị đôi khi làm trầm trọng thêm đau khớp thái dương hàm.

Chọc rửa khớp: Thủ tục này bao gồm việc chèn kim vào khớp, dùng chất lỏng để loại bỏ các mảnh vụn và các sản phẩm phụ viêm.

Phẫu thuật: Là một phương sách cuối cùng, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế các phần khớp.

Các phương pháp giảm đau

Ý thức hơn về thói quen liên quan đến căng thẳng - siết chặt xương hàm, nghiến răng hoặc nhai - sẽ giúp giảm bớt tần số đau. Ngoài ra, tránh sử dụng quá mức cơ quai hàm bằng cách: Ăn thức ăn mềm, thực phẩm được cắt thành miếng nhỏ; Tránh thực phẩm dính hoặc dai, không mở miệng quá rộng trong khi ngáp; Thực hiện các bài tập kéo căng các cơ hàm và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cũng có thể các bài tập để nâng cao đầu, cổ và tư thế vai giúp thư giãn cơ và giảm bớt đau đớn.

Stress có thể là nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm. Làm giảm căng thẳng - kỹ thuật thư giãn có thể làm giảm hàm siết chặt hay nghiến răng và có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm: Hít thở sâu. Để thực hành hít thở sâu, ngồi thoải mái với bàn chân bằng phẳng trên sàn nhà. Hít thở bằng mũi, bụng và cho phép mở rộng miệng khi hít vào và sau đó thở ra bằng miệng, nhẹ nhàng đẩy tay vào bụng; Thư giãn cơ bắp. Điều này liên quan đến việc thư giãn một loạt cơ. Đầu tiên, tăng mức độ căng trong một nhóm cơ, chẳng hạn như một chân hay cánh tay bằng cách thắt chặt các cơ bắp và thư giãn chúng. Sau đó, chuyển sang các nhóm cơ bắp tiếp theo. Thiền là một cách để bình tĩnh tâm trí và cơ thể. Điều này làm nhập vào một trạng thái yên tĩnh sâu làm giảm phản ứng căng thẳng của cơ thể. Thở chậm lại, cơ thư giãn và hoạt động sóng não cho thấy một trạng thái thư giãn. Yoga kết hợp thở đúng, chuyển động và tư thế.BS. Văn Thắng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-roi-loan-khop-thai-duong-ham-n144507.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY