Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nhận biết rối loạn tâm thần tuổi học đường

Với sự kỳ vọng quá lớn và gây áp lực của phụ huynh, học tập không còn là cánh cửa mở ra tương lai mà trở thành nguyên nhân...

Lứa dễ bị rối loạn tâm lý, hành vi do phải học quá nhiều và sức ép về thành tích học tập. Những biểu hiện của mỗi lứa tuổi cũng khác nhau nên các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe tâm lý của trẻ.

Mỗi lứa tuổi có những biểu hiện khác nhau, nhiều khi các bậc cha mẹ không nghĩ rằng đó là những dấu hiệu liên quan đến sức khỏe tâm thần của trẻ.

Ở lứa tuổi nhà trẻ (2-3 tuổi), khi bắt đầu đến lớp, trẻ bắt đầu phải làm quen với một môi trường mới: không được chăm sóc riêng như trước đây, những đòi hỏi của trẻ cũng không được đáp ứng dễ dàng như trước, trẻ bắt đầu phải đi vào khuôn khổ như phải ăn, ngủ theo giờ... - tất cả những thay đổi này đều có thể gây nên những rối nhiễu ở trẻ mà các bậc cha mẹ cần chú ý theo sát, động viên trẻ.

Chăm sóc, thăm hỏi bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần.

Lên mẫu giáo, trẻ bắt đầu phải tham gia vào những mối quan hệ xã hội như chơi, hòa đồng với bạn, tham gia vào những hoạt động của lớp... Với những trẻ nhút nhát, các em sẽ cảm thấy rất khó khăn và nếu không được cô giáo, bố mẹ động viên, giúp đỡ, trẻ sẽ càng thu mình lại và cảm thấy bị cô lập. Mặt khác, những đứa trẻ hiền lành, nhút nhát dễ bị các bạn bắt nạt. Trong trường hợp này, vai trò của cô giáo rất quan trọng, nếu cô không hiểu tâm lý trẻ thì sẽ gây ra xung đột giữa cô và đứa trẻ, xung đột giữa trẻ với bạn. Một lưu ý nữa là tuổi mẫu giáo là tuổi ăn tuổi chơi, trong khi nhiều cha mẹ vì lo con mình vào lớp 1 không theo kịp bạn bè nên dạy con làm tính, tập viết quá nhiều, choán cả thời gian vui chơi của trẻ.

Từ mẫu giáo, trẻ lên lớp 1 và từ đây, những rối loạn tâm lý, hành vi ở trẻ càng dễ xảy ra. Từ một quãng thời gian chỉ biết chơi đùa là chủ yếu, trẻ bước sang giai đoạn phải học thực sự, thời gian vui chơi ít hẳn. Với những đứa trẻ được chiều chuộng hay quá nhút nhát thì đây được coi là một giai đoạn khủng hoảng. Trẻ còn quá bỡ ngỡ với thời gian biểu của một học sinh, mối quan hệ giữa cô - trò cũng khác, học tập trở thành một nhiệm vụ bắt buộc đối với trẻ... Những vấn đề trên tạo nên sự xung đột giữa nhu cầu của lứa tuổi với những nhiệm vụ mà đứa trẻ phải hoàn thành (mà nhiều khi nhu cầu học là của bố mẹ chứ không phải của các em). Nhiều đứa trẻ sẽ rơi vào tình trạng học như một cái máy, học theo sự điều khiển của bố mẹ và khi các em không đáp ứng được mong muốn của phụ huynh thì bị mắng mỏ, đem ra so sánh với bạn này bạn khác, thậm chí bị đánh đòn. Điều này dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Càng lên những cấp học cao thì sức ép về học hành, điểm số càng nặng nề. Ở giai đoạn này, thời gian học càng kéo dài hơn, nhất là ở những lớp cuối cấp. Sức ép phải vào bằng được trường chuyên, đại học khiến nhiều em học ngày học đêm, học thêm hết lớp này đến lớp kia; lo lắng triền miên, quá ít thời gian nghỉ ngơi, ăn uống không đủ chất... gây ra những rối loạn cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn đến những rối loạn tâm thần. Ngược lại, một số em ở lứa tuổi này có hiện tượng rối loạn hành vi như nói dối, ăn cắp, bỏ học, bỏ nhà qua đêm, yêu đương, nghiện hút... mà ngoài nguyên nhân xã hội thì nguyên nhân từ phía gia đình rất quan trọng. Nhiều người cho rằng những hiện tượng trên là do hoàn cảnh gia đình, bố mẹ “không biết dạy con”, nhưng sự thực, nhiều em sinh trưởng trong những gia đình nề nếp, bố mẹ rất nghiêm khắc nhưng ở lứa tuổi rất nhạy cảm, có nhiều biến đổi phức tạp, các em rất dễ nổi loạn và sẽ còn tiếp tục trượt dài nếu không có sự giúp đỡ của người thân.

Tùy thuộc vào loại rối loạn tâm thần mắc phải mà trẻ em có những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Nhưng các rối loạn đó vẫn có một số triệu chứng chung như: Ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo: trẻ lười ăn, hay quấy khóc, hay cáu kỉnh, ương bướng, không muốn đến lớp... Trẻ bắt đầu đi học tiểu học: lầm lì, bướng bỉnh, hay kêu đau đầu, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sợ đi học, sống thu mình... Lứa tuổi THCS, THPT: nhức đầu, mắt kém, cơ thể suy nhược, lúng túng, thậm chí sợ hãi khi phải tự giải quyết những công việc không thuộc lĩnh vực học hành; nặng hơn là có những biểu hiện rối loạn tâm thần; những rối loạn hành vi thường thấy: nói dối, ăn cắp, bỏ học, bỏ nhà qua đêm, nghiện hút, yêu đương sớm.

Như vậy, những rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường phải được hiểu rộng ra là tất cả những biểu hiện, hành vi, cách ứng xử... bất thường ở trẻ. Trong trường hợp đó, người lớn, nhất là các bậc cha mẹ, thầy cô không nên có những lời nói, hành động làm tổn thương trẻ mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, giúp đỡ trẻ thoát khỏi tình trạng đó. Đặc biệt, không nên bắt trẻ thực hiện những nhiệm vụ vượt quá năng lực của trẻ, tạo cho trẻ quá nhiều sức ép bởi điều đó có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề không chỉ bản thân đứa trẻ mà cả gia đình, xã hội phải gánh chịu.

BS. Đinh Văn Đăng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-roi-loan-tam-than-tuoi-hoc-duong-n150619.html)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY