Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Nhận biết suy dinh dưỡng thể thấp còi

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mắc phải khi mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu S*nh l* của trẻ.
Theo GS.TS. Lê Thị Hợp - Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, hiện 2,2 triệu trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ">suy dinh dưỡng thể thấp còi. Trẻ bị suy dinh dưỡng trầm trọng ">suy dinh dưỡng thường có tầm vóc thấp bé hơn trẻ bình thường, dễ mắc bệnh, kém linh hoạt, kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng do thiếu các vi chất có liên quan đến sự phát triển của trí não như sắt và iốt.

suy dinh dưỡng trẻ em ">suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mắc phải khi mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu S*nh l* của trẻ. Những nguyên nhân thường gặp của suy dinh dưỡng trẻ em ">suy dinh dưỡng là:

Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: Trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh. Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.

Trẻ lười ăn có nhiều lý do như: Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vừa có tác động diệt vi khuẩn gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.

Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).

Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,... Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: Trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.

Ðối với trẻ suy dinh dưỡng, thiếu máu ">suy dinh dưỡng, việc hồi phục đòi hỏi một khoảng thời gian dài. Riêng chiều cao có thể trẻ sẽ không trở về được chuẩn trung bình như chúng ta mong muốn dù được điều trị hết sức tích cực. Vì vậy, việc can thiệp sớm ngay từ khi trẻ có một trong những biểu hiện rối loạn về dinh dưỡng là điều quan trọng. Các biểu hiện này bao gồm: Lười ăn; kém linh hoạt hoặc hay quấy khóc; chậm tăng cân hoặc đứng cân liên tục trong 2 - 3 tháng; chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2 - 3 tháng; rối loạn giấc ngủ (ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn, hoặc giật mình khóc thét khi đang ngủ,...); rụng tóc vùng chẩm (chiếu liếm); chậm mọc răng; da xanh dần, cơ nhão dần; chậm biết đi; thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn…

suy dinh dưỡng ">suy dinh dưỡng

Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ: Xem trẻ có ăn hết suất và đủ bữa không. Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng, đi... có đúng với lứa tuổi). Thường xuyên đưa trẻ đến cơ sở y tế để cân, đo chiều cao 1 - 2 tháng/lần, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ. Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn không.

Việc điều trị đúng nguyên nhân và tích cực ngay từ đầu sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh, bắt kịp đà tăng trưởng với các trẻ cùng lứa tuổi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhan-biet-suy-dinh-duong-the-thap-coi-11841.html)

Tin cùng nội dung

  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.