Tâm linh hôm nay

Nhân cách con người hiện nay mang dấu ấn Phật giáo

Con người Phật giáo nhìn sự vật trong mối liên hệ nhân quả, xem cái gì cũng là kết quả của một cái trước và là nguyên nhân của cái sau đó. Lý thuyết và nếp sống Phật giáo ảnh hưởng ít nhiều đến những người ở ngoài có thiện cảm với Phật giáo.

> Đọc thêm loạt bài về Nhân - Quả tại đây 

Phật giáo là một tôn giáo, như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng gồm giáo lý và hoạt động tín ngưỡng. Giáo lý là một hệ thống các quan điểm về thế giới và con người, về cách thức tu luyện và hoạt động tín ngưỡng, là những hành vi, những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới ước nguyện. Cả hai điều có ý nghĩa đến việc hình thành nhân cách của các tín đồ. Cho nhân cách là một hệ thống tư duy và hành động, quan niệm và cách ứng xử của con người trước tự nhiên, xã hội và con người trước thế giới bên ngoài cũng như trong bản thân mình thì nhân cách con người Phật giáo ngày nay có những nét khác với con người Mác-xít cũng như khác với con người Nho giáo, con người Thiên chúa giáo.

Bài liên quan

Để trở thành người Phật tử, chúng ta cần gì?

Con người Phật giáo nhìn sự vật trong mối liên hệ nhân quả, xem cái gì cũng là kết quả của một cái trước và là nguyên nhân của cái sau đó. Mỗi khi gặp một sự việc có hệ trọng đến bản thân hoặc người nhà, họ đều nghĩ đến nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Họ còn nhìn thế giới, xã hội và con người ở dòng vận động không ngừng. Ở đó không có gì tồn tại mãi; không có gì là đứng im tại chỗ; cái gì cũng đang chuyển biến từ cái này sang cái khác, cái gì cũng đang ở trong một quá trình với con người là: sinh, lão, bệnh, tử; với thế giới sinh vật là sinh, trụ, dị, diệt; với vũ trụ là thành, trụ, hoại, không; Mỗi khi bản thân trong gia đình hoặc người thân già lão, yếu đau, ch*t chóc, họ đều lấy làm điều an ủi, xem đó là điều không thể tránh khỏi. Lý thuyết nhân duyên sinh, vô thường, vô ngã của nhà Phật đã chi phối hành động của họ.

Bài liên quan

Ảnh hưởng của Phật giáo qua các loại hình nghệ thuật

Khác với con người theo tôn giáo khác, con người Phật giáo cho cuộc đời là bể khổ. Mỗi khi gặp phải sự rủi ro mất mát, ch*t chóc, mỗi khi gặp phải những sự việc không đáp ứng được tâm lý và ước nguyện của mình, họ đều lấy đó làm nguồn an ủi. Ngày nay người ta nói có khác đi như cho con người không chỉ có khổ mà còn có sướng vui, có sự an lạc trong trần gian, có hòa bình, hạnh phúc nơi dương thế. Nhưng đối với đại đa số phật tử họ vẫn cho đời là khổ. Lý thuyết về “Tứ diệu đế” về “Thập nhị nhân duyên” về nghiệp về nhân quả là cơ sở tư tưởng cho các quan niệm trên.

Lý tưởng của người Phật tử là làm sao cho thoát khổ, làm sao có được sự bù đắp hạnh phúc ở thế giới mai sau mà ở thế giới này không đạt được, và cao nhất là được giải thoát bởi vòng luân hồi nghiệp chướng, được lên thế giới niết bàn, siêu sinh tịnh độ.

Con người Việt Nam ngày nay là sản phẩm của nhiều hoàn cảnh, nhiều học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Tính cách của họ là một tổng hợp phức tạp, ở đó có sự chi phối của hệ tư tưởng Mác-Lê Nin, đồng thời cũng có sự chi phối của các học thuyết và tôn giáo khác. Lý thuyết và nếp sống Phật giáo đã trực tiếp chi phối nhân cách của con người Phật tử, đồng thời cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến những người ở ngoài Phật giáo nhưng có thiện cảm với Phật giáo.

Theo Trung Tâm Nghiên Cứu về Gia Đình và Phụ Nữ

Nguyễn Phượng (VP HCM)

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/nhan-cach-con-nguoi-hien-nay-mang-dau-an-phat-giao-d39231.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY