Bộ phận Sinh d*c của con đực (mũi tên màu đỏ) vẫn còn nằm trong bộ phận Sinh d*c con cái. Ảnh: Qi Qi Le. |
Các nhà khoa học đã viết trong bài nghiên cứu của họ đăng trên tạp chí biology letters: “công việc ưu tiên hiện nay là giải thích việc loài nhện bị thiến này là một siêu chiến binh. chúng tôi hiện đã xác định được cơ chế làm tăng sức bền của loài nhện này. kết quả hiện tại cho thấy trọng lượng của bộ phận Sinh d*c của loài nhện này đóng vai trò đáng kể trong sức mạnh của con đực”.
Nhiều loài nhện đực và các loài côn trùng khác thường có những cuộc giao phối đầy nguy hiểm. 75% loài nhện orb-weaver sẽ bị con cái ăn thịt. nhưng nếu chúng thoát khỏi sự nguy hiểm từ bạn tình thì chúng cũng bị mất một hoặc cả hai bộ phận Sinh d*c.
Bộ phận Sinh d*c của con đực cắm vào trong con cái sau khi giao phối là để những con đực kháckhông thể giao phối với con cái được nữa và bộ phận Sinh d*c bị tách rời này vẫn tiếp tục bơm tinh trùng vào con cái.
Nếu con đực thoát cảnh bị con cái ăn thịtthì chúng sẽ vẫn ở gần đó, bảo vệ con cái khỏi các con đực khác đang cố lấy bộ phận Sinh d*c của nó ra khỏi con cái và tiến hành giao phối. Thật thú vị khi biết rằng những con đực bị mất “của quý” này thường giành chiến thắng trước các con đực “hoàn chỉnh” khác.
Live Science cho biết các nhà nghiên cứu cũng tự hỏi liệu có lợi ích gì khác nữa không khi để lại bộ phận Sinh d*c trong con cái.
Họ đã đem một số con nhện orb-weaver đực vào phòng thí nghiệm, có con nhện bị cắt bỏ một, có con bị cắt cả hai và có con không bị cắt bộ phận Sinh d*c. sau đó, họ làm cho chúng chạy vòng quanh phòng thí nghiệm cho đến khi chúng kiệt sức (không thể di chuyển sau khi bị đẩy bằng cây cọ vẽ 5 lần).
Con đực nào bị cắt bỏ một bộ phận Sinh d*c thì trọng lượng chúng nhẹ được thêm 4%, còn con bị cắt cả hai thì giảm được 9%. Đổi lại, sức bền của con bị cắt một bộ phận Sinh d*c tăng thêm 32%, và con bị cắt cả hai thì 80%.
Nhện đực thường ch*t sau khi giao phối nên việc loại bỏ bớt bộ phận Sinh d*c được coi là chiến thuật giao phối mang tính sống còn do con nhện đực không còn gì để mất ngoài việc bảo vệ đàn con tương lai của chúng.
Theo Phúc Nguyễn/Vietnamnet
Link bài gốc Lấy link
https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/nhen-bo-cua-quy-de-tang-suc-manh-76473.htmlTheo Phúc Nguyễn/Vietnamnet