Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nhiều ca bệnh COVID-19 nhẹ trong cộng đồng, lây lan kéo dài

Sáng 5/5, Bộ Y tế cho biết không ghi nhận thêm ca mắc mới, hiện số bệnh nhân COVID-19 vẫn là 271. Dịch COVID-19 có rất nhiều ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh sốt nhẹ, ho chỉ như cúm và nó có thể tồn tại trong cộng đồng. Vì tính chất như vậy nên dịch có sự lây lan kéo dài.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cấp cao Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế Việt Nam cho biết, đến nay chưa có nước nào hay chuyên gia nào dám khẳng COVID-19 sẽ trở thành như cúm mùa hay nặng lên như SARS và cũng không biết dịch sẽ kéo dài đến lúc nào.

COVID-19 có điểm khác biệt so với cúm. Phần lớn các ca mắc cúm là ca bệnh nhẹ, số Tu vong ít. Cúm tồn tại trong cộng đồng, gây số mắc cao và tiến tới có sự mắc trong cộng đồng, theo đó con người có miễn dịch. Ca bệnh cúm có thể tăng giảm hàng năm nhưng không gây sụp đổ cho hệ thống y tế trong điều trị.

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh nhưng nguy cơ dịch vẫn còn cao. Theo các chuyên gia dịch COVID-19 có rất nhiều ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh sốt nhẹ, ho chỉ như cúm và nó có thể tồn tại trong cộng đồng và lây lan. Vì tính chất như vậy nên dịch có sự lây lan kéo dài, không giải quyết được.

“Để hình thành miễn dịch cộng đồng, để bệnh duy trì ở mức chấp nhận được cho cộng đồng là rất khó. Chúng ta có thể chấp nhận ca bệnh cúm trong cộng đồng để miễn dịch của con người tăng lên, vì số mắc có thể cao nhưng Tu vong không lớn. Với virus SARS-CoV-2 thì không để như thế được. Chúng ta không biết trong cộng đồng ai còn đang mầm bệnh. Có thể còn mầm bệnh thì còn lây lan. Vì thế, nguy cơ dịch bệnh vẫn còn có thể xảy ra”- PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ, hiện đã có 10 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 11 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2

Về tình trạng sức khoẻ của 3 bệnh nhân mắc COVID-19 diễn biến nặng (số 19,91,161), Tiểu ban Điều trị cho biết, trong đó bệnh nhân số 19 và 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư hiện đều không sốt, thở máy qua mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, ran nổ 2 bên giảm. Các bệnh nhân này đang tập phục hồi chức năng, ăn qua sonde

Riêng bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM dù tiếp tục có kết quả xét nghiệm âm tính 4 ngày liên tiếp với virus SARS-CoV-2, tuy nhiên tiên lượng về trường hợp này còn rất nặng. Hiện bệnh nhân nằm yên/an thần, không sốt. Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi phải. Siêu âm tim phổi: tim co bóp đồng bộ, không tràn dịch. Bệnh nhân đang điều trị kháng sinh, hỗ trợ hô hấp/ mở khí quản; ECMO; Lọc máu; Kiểm soát Rối loạn đông máu, dẫn lưu khí màng phổi phải

Bệnh nhân 91 hiện đã trải qua 47 ngày điều trị, trong đó có 29 ngày phải can thiệp ECMO.

Sau gần nửa tháng khỏi bệnh, bệnh nhân COVID-19 số 251 Tu vong do xơ gan

Tối 4/5, Bộ Y tế cho biết bệnh nhân số 251 ở Hà Nam mắc COVID-19 và được công bố khỏi bệnh ngày 17/4 đã Tu vong ngày 1/5 do xơ gan giai đoạn cuối.

Đã tìm ra phương thức tấn công gây ch*t người của SARS-CoV-2

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Huyết học Anh cho biết, đông máu bất thường là nguyên nhân gây ra Tu vong ở những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng.

Việt Nam ghi nhận 12 ca tái dương tính với SARS-CoV-2

Theo Bộ Y tế, trong tổng số 271 ca mắc COVID-19, Việt Nam ghi nhận 12 ca dương tính trở lại với COVID-19 sau khi đã được công bố khỏi bệnh. Trong số các ca tái dương tính được Bộ Y tế công bố, có 5 ca đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư. Đó là bệnh nhân 50, 74, 130, 137 và 188.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhieu-ca-benh-covid19-nhe-trong-cong-dong-lay-lan-keo-dai-1652763.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY