Hàng triệu người dân Vũ Hán và khu vực xung quanh đang được yêu cầu hạn chế tối đa việc di chuyển ra bên ngoài trong bối cảnh dịch bệnh virus corona bùng phát. Điều này khiến họ phải tìm đến Internet để “giết thời gian” hoặc làm việc tại nhà. SCMP cho rằng xu hướng này đang mang đến nhiều thuận lợi cho các công ty công nghệ cung cấp các dịch vụ như trò chơi di động, nền tảng làm việc từ xa hoặc các dịch vụ y tế trực tuyến.
“Trò chơi trực tuyến có lẽ là ngành công nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ sự gián đoạn mà virus corona gây ra,” nhà phân tích Jialong Shi của Nomura chia sẻ trong một báo cáo. Anh nhấn mạnh phần lớn các tựa game được yêu thích ở Trung Quốc đều đón nhận tăng trưởng thời gian chơi và doanh thu từ việc bán vật phẩm trong game kể từ thời điểm tháng 1 năm nay.
Trò chơi Honor of Kings của Tencent dẫn đầu bảng xếp hạng với số lượng người dùng hoạt động hàng ngày lên tới 100 triệu vào kì nghỉ Tết Nguyên đán, so sánh với mức trung bình từ 60 triệu đến 70 triệu trước đó, theo Nomura.
“Xu hướng này sẽ còn duy trì khi nhiều trường hợp Trung Quốc hoãn lịch học năm mới cho tới thời điểm trung tuần hoặc cuối tháng 2,” Shi nói thêm. “Học sinh, sinh viên là nhóm người dùng hàng đầu cho các trò chơi di động hoặc trò chơi trực tuyến.”
Sinolinks Securities cũng đưa ra quan điểm tương tự và nhấn mạnh “các công ty trò chơi là nhóm hưởng lợi nhiều nhất từ dịch corona bùng phát.” Công ty này thậm chí dự đoán các trò chơi như Honor of Kings có thể đón từ 120 triệu tới 150 triệu người chơi mỗi ngày trong giai đoạn này.
Một trò chơi di động là Plague Inc – trong đó mục tiêu của người chơi là phát triển một virus hoàn hảo có thể lây nhiễm và giết ch*t mọi người trên thế giới – cũng trở thành ứng dụng trả phí được tải vềnhieeuf nhất trên App Store Trung Quốc tháng trước.
Được phát triển vào năm 2012 bởi một studio game có tên Ndemic Creations tại Anh, trò chơi nói trên cũng từng trở thành cơn sốt xung quanh thời điểm virus Ebola bùng phát hồi năm 2014.
Một chiếc smartphone đang mở ứng dụng Douyin. Ứng dụng này đón tăng trưởng người dùng đột biến trong thời gian virus corona bùng phát. (Ảnh: SCMP)
Các ứng dụng video ngắn, vốn trước đó rất được nhiều người Trung Quốc yêu thích, cũng đón tăng trưởng.
Ứng dụng video ngắn của Kuaishou thu về 780 triệu lượt xem và 63,9 tỉ tương tác cho chiến dịch lì xì số trong chương trình Gala Năm mới trên CCTV, theo báo cáo của Jefferies. Douyin, phiên bản Trung Quốc của TikTok, cũng có nhiều chương trình mới để thúc đẩy tương tác trong thời gian người dùng đang được khuyến cáo hạn chế di chuyển.
Người Trung Quốc được kì vọng sẽ trở lại làm việc vào ngày 31/1, sau một tuần nghỉ Tết Nguyên đán, song virus corona bùng phát đang khiến kì nghỉ này kéo dài thêm.
Điều này cũng khiến các ứng dụng văn phòng từ xa như DingTalk của Alibaba và WeChat Work của Tencent hay Lark của ByteDance và WeLink của Huawei tăng trưởng lượng sử dụng.
Vào hôm thứ hai, nhân viên của hơn 10 triệu doanh nghiệp đã làm việc từ xa trên DingTalk, theo số liệu công ty tự công bố trên Weibo. Số lượng người dùng trên ứng dụng này đã vượt ngưỡng 200 triệu vào ngày hôm đó, 36Kr nói. Đến thứ tư tuần này, DingTalk trở thành ứng dụng miễn phí hàng đầu Trung Quốc.
Cùng thời điểm, nhiều học sinh cũng đón nhận các bài giảng của mình từ xa thông qua nền tảng Internet. Trong khi đó, nhiều người tìm đến các tư vấn sức khoẻ từ xa trong thời gian này.
WeDoctor Group, được Tencent “chống lưng”, cung cấp hơn 777.000 phiên tư vấn trực tuyến trong thời gian từ ngày 23/1 đến 30/1. Mức phí từ vấn thường giao động trong khoảng từ 19 nhân dân tệ tới 29 nhân dân tệ song miễn phí nếu nó liên quan đến virus corona.
Trong 6 ngày của tuần có ngày 29/1, Trusted Doctors của Tencent cũng có tới 1,21 triệu phiên tư vấn trực tuyến, gấp bốn lần so với cùng kì năm trước.
Chủ đề liên quan:
công nghệ công ty công ty công nghệ corona coronavirus hưởng lợi trung quốc virus corona