Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiều kết quả tích cực từ mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS

MangYTe - 5 năm qua, mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động của các cấp, ngành, gia đình và cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nói riêng.

Theo báo cáo của sở lao động - thương binh và xã hội (lđ-tb-xh) tỉnh khánh hoà, 5 năm qua, mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi hiv/aids trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả khả quan. các kết quả này đến từ sự nỗ lực của ngành lđ-tb-xh và nỗ lực lớn của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các ban ngành ở địa phương.

Trong thời gian qua, sở lđ-tb-xh cũng đã tổ chức 5 hội thảo, 5 lớp tập huấn triển khai mô hình cho gần 350 lượt cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, xã, cộng tác viên các xã, phường; nâng cao năng lực cho 153 cán bộ, 52 nhân viên làm công tác trẻ em các cấp, đội ngũ nhân viên chăm sóc trẻ em tại các cơ sở bảo trợ xã hội về tác hại của M* t*y đối với sự phát triển của trẻ em và các biện pháp phòng tránh, các dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi hiv/aids.

Nhiều kết quả tích cực từ mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS - Ảnh 1.

Ưu tiên chăm sóc, bảo vệ trẻ bị ảnh hưởng bởi hiv/aids để trẻ được hòa nhập cộng đồng. ảnh: t.l

Đồng thời, tổ chức 316 buổi tư vấn cộng đồng cho gần 19.000 cán bộ tổ dân phố, các bậc ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và trẻ em. hàng năm, mỗi xã, phường triển khai mô hình đều tổ chức 2 - 3 đợt sinh hoạt cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ và nhóm trẻ tại cộng đồng, hướng dẫn cho trẻ biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân, phòng, chống lây nhiễm hiv/aids.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tốt việc điều trị hiv/aids cho trẻ, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thường xuyên chẩn đoán sớm cho trẻ dưới 18 tháng tuổi do bà mẹ nhiễm hiv sinh ra bằng cách lấy mẫu máu chuyển vào viện pasteur tp. hồ chí minh để xét nghiệm; đo tải lượng virus hiv để theo dõi hiệu quả điều trị; chuyển đổi phác đồ điều trị khi trẻ bị kháng Thu*c. trường hợp bệnh nhân nặng sẽ được giới thiệu, chuyển tiếp hoặc chuyển tuyến theo chuyên khoa tại các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương.

Những trẻ em bị ảnh hưởng hiv/aids cũng được cán bộ quản lý tại các địa phương đánh giá nhu cầu và hướng dẫn, kết nối dịch vụ cho trẻ và gia đình về chăm sóc y tế, dinh dưỡng, hỗ trợ về giáo dục, trợ cấp xã hội, tư vấn tâm lý, người chăm sóc, vận động nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh… nhằm hỗ trợ kịp thời cho các em.

Theo thống kê của sở lđ-tb-xh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 xã, phường triển khai mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng hiv/aids gồm: phường phước hải, phường phương sơn (tp nha trang), xã vạn lương và vạn phước (huyện vạn ninh).

Tại buổi làm việc rà soát, đánh giá công tác phối hợp liên ngành và triển khai mô hình do sở lđ-tb-xh phối hợp với cục trẻ em tổ chức mới đây, ông võ bình tân - phó giám đốc sở lđ-tb-xh tỉnh cho biết: năm 2018, theo kết quả rà soát, đánh giá nhu cầu của trẻ, tổng số trẻ bị ảnh hưởng bởi hiv/aids tại 4 xã trên là 50 em; 16 em có nhu cầu về y tế, 38 em có nhu cầu về giáo dục, 7 em có nhu cầu dinh dưỡng, 3 em có nhu cầu pháp lý, 11 em có như cầu về bơi và không có em nào có nhu cầu về trợ giúp tâm lý, người chăm sóc, trợ cấp xã hội… ban điều phối mô hình và đội ngũ cộng tác viên thường xuyên kết nối dịch vụ, vận động tổ chức từ thiện hỗ trợ cho các em thuộc đối tượng của mô hình.

Ngoài ra, sở lđ-tb-xh còn kết nối với tổ chức hỗ trợ trẻ em quốc tế holt việt nam hỗ trợ học bổng cho 1 em ở phường phương sơn với kinh phí 300.000 đồng/tháng; hỗ trợ 5 triệu đồng mua xe đạp, dụng cụ học tập cho 1 em ở phường phước hải. ngoài ra, ban điều phối đã phối hợp với trạm y tế khám sức khỏe; phối hợp với nhà trường hỗ trợ các em trong học tập, tặng sách vở, giúp các em hòa nhập với bạn bè…

Tuy việc triển khai mô hình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng theo ông võ bình tân, khó khăn nhất hiện nay là do sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm hiv/aids tại các địa phương còn quá lớn và quy định bảo mật thông tin người nhiễm nên nhiều gia đình không cung cấp thông tin. trạm y tế cũng không thể cung cấp thông tin, dẫn đến trẻ bị ảnh hưởng hiv/aids không được phát hiện để đưa vào danh sách quản lý, việc đánh giá nhu cầu và hỗ trợ kịp thời cho trẻ chưa được thực hiện.

Nhiều kết quả tích cực từ mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS - Ảnh 2.

Cần tiếp tục có sự hỗ trợ cho mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng hiv/aids. ảnh: p.v

Mặt khác, từ năm 2019, mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng hiv/aids đã ngừng hỗ trợ kinh phí triển khai, vì vậy, công tác thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu trẻ em bị ảnh hưởng bởi hiv/aids cũng bị gián đoạn, không thường xuyên.

"thời gian tới, chúng tôi sẽ kiến nghị bộ lđ-tb-xh phối hợp với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho các nhân viên y tế chăm sóc, điều trị và hỗ trợ tài liệu, tập huấn cho cán bộ nòng cốt ngành giáo dục về công tác phòng, chống hiv/aids, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ bị ảnh hưởng bởi hiv/aids", ông tân nói.

Từ năm 2015 - 2018, tổng kinh phí hỗ trợ mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng hiv/aids của cục trẻ em và tổ chức catholic relief services (crs) hơn 259 triệu đồng. tính đến tháng 6-2020, toàn tỉnh có 635 trẻ bị ảnh hưởng hiv/aids; trong đó 27 trẻ bị nhiễm, 49 trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp và 559 trẻ có nguy cơ cao nhiễm. số trẻ bị ảnh hưởng hiv/aids thuộc hộ nghèo là 11 trẻ và 11 trẻ thuộc hộ cận nghèo.

Thanh Trúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/nhieu-ket-qua-tich-cuc-tu-mo-hinh-ket-noi-dich-vu-cham-soc-tre-bi-anh-huong-hiv-aids-20201213210051412.htm)

Tin cùng nội dung

  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY