Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiều loại Thuốc thay thế Phenobarbital chữa tay chân miệng

TP HCM-Sở Y tế thành phố khẳng định Phenobarbital không phải Thuốc chống co giật duy nhất trong phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng diễn biến nặng.

Chiều 5/10, đại diện phòng quản lý dược, sở y tế tp hcm cho biết do phenobarbital nhiều ưu điểm và ít tác dụng phụ nên lâu nay được các bác sĩ ưu tiên sử dụng cho bệnh nhi. các bệnh viện có thể sử dụng các Thuốc khác sẵn có như diazepam, midazolam... để thay thế phenobarbital trong thời gian chờ đợi nguồn cung mới.

Sở yêu cầu Hội đồng Thuốc và điều trị của các bệnh viện chuyên khoa Nhi có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng Thuốc thay thế.

Trước đó, bệnh viện nhi đồng i cho hay số ca tay chân miệng ở tp hcm đang tăng nhanh nhưng bệnh viện đã hết Thuốc từ ngày 27/9. bệnh viện nhi đồng thành phố thì gần cạn kiệt phenobarbital, chỉ có thể dè sẻn đến cuối năm nay.

Theo sở y tế, Thuốc tiêm phenobarbital là Thuốc hướng thần thuộc nhóm phải kiểm soát đặc biệt. thị trường việt nam chỉ lưu hành duy nhất loại Thuốc tiêm phenobarbital là danotan 100 mg/ml. danotan do hàn quốc sản xuất, công ty cổ phần dược phẩm trung ương cpc1 nhập khẩu, phân phối. tuy nhiên, nhà sản xuất hàn quốc không tiếp tục sản xuất danotan nữa trong khi cục quản lý dược phẩm chưa tìm được nhà cung cấp mới.

Sở y tế đã hướng dẫn các đơn vị mua dự trữ và sử dụng đến hết hạn dùng của Thuốc phenobarbital. đồng thời, sở đề nghị cục quản lý dược, bộ y tế hỗ trợ tìm nguồn cung ứng và công ty nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu phenobarbital điều trị của các bệnh viện.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nhieu-loai-thuoc-thay-the-phenobarbital-chua-tay-chan-mieng-4172098.html)

Tin cùng nội dung

  • Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở Xây dựng khảo sát, đánh giá để thay thế những cây nguy hiểm có nguy cơ đổ gãy trong mùa mưa bão để bảo đảm tính mạng, tài sản của người dân.
  • Đó là cảnh báo được rút ra từ việc phân tích 52 nghiên cứu ở 21.488 phụ nữ bị ung thư buồng trứng do các chuyên gia ở ĐH Oxford (Anh) thực hiện và công bố trên tạp chí The Lancet số ra cuối tháng 2 vừa qua.
  • Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký công văn hỏa tốc gửi Chánh Thanh tra thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng liên quan đến việc thanh tra đề án cải tạo, thay thế hơn 6.700 cây xanh.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Những năm gần đây, những mẫu linh vật lạ du nhập ồ ạt vào các di tích lịch sử, công sở. Trong đó phần lớn là sư tử đá được đưa vào các đinh chùa, miếu mạo theo kiểu đồ cung tiến.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY