Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiều tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực huyết học và truyền máu

Cùng với sự phát triển chung của chuyên ngành truyền máu trong cả nước, thời gian qua lĩnh vực này tại BV Trung ương Quân đội 108 đã có bước phát triển vượt bậc, sản xuất các chế phẩm máu đáp ứng yêu cầu điều trị của các khoa lâm sàng…, góp phần làm nên thành công của 3 ca ghép gan và 1 ca ghép phổi tại BV

Ngày 14/11, BV Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức Hội nghị khoa Học “ Huyết học truyền máu” năm 2018 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về huyết học và trong cả nước cùng chuyên gia đến từ một số nước như Ý, Nga, Singapore.

Hiện chỉ có khoảng 1,17% dân số hiến máu

Phát biểu tại Hội nghị, GS. TS Mai Hồng Bàng- Giám đốc BV Trung ương Quân đội 108 nêu rõ, đến thời điểm này, Việt Nam đã có 1 trung tâm quốc gia, 4 trung tâm khu vực, 10 trung tâm vùng, 60 ngân hàng máu và 1 trung tâm hiến máu. Đến nay đã có hơn 1.600 người đăng ký tham gia hiến máu dự bị và 1.174 thành viên ngân hàng máu sống tại các địa phương.

“Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã thể hiện tính ưu việt trong việc đáp ứng nhu cầu về số lượng máu và các chế phẩm máu, nâng cao về chất lượng trong dịch vụ nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm”- GS.TS Mai Hồng Bàng nói.

GS.TS Mai Hồng Bàng phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên, GS.TS Mai Hồng Bàng cũng thẳng thắn cho hay, việc đảm bảo an toàn truyền máu hiện vẫn còn nhiều thách thức. Hiện nay chúng ta mới đạt khoảng 1,17% dân số hiến máu, trong khi theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới phải đạt khoảng 2% dân số tham gia hiến máu tự nguyện mới đạt chỉ tiêu về đảm bảo an toàn truyền máu.

Mặt khác, dù độ tuổi hiến máu là từ 18-60 song phần lớn người tham gia hiến máu ở nước ta lại là thanh niên, sinh viên trong dộ tuổi từ 18-25 tạo nên gánh nặng rất lớn về nguồn máu, do đó cần mở rộng đối tượng tham gia hiến máu.

Phát triển chuyên ngành huyết Học truyền máu phục vụ phát triển kỹ thuật cao

Thông tin tại hội nghị, Giám đốc BV Trung ương Quân đội 108 cho biết, trong những năm gần đây lĩnh vực huyết học lâm sàng của BV đã có bước tiến đáng kể. BV đã ứng dụng các phương pháp xét nghiệm hiện đại như các xét nghiệm mức độ nhiễm sắc thể và mức độ gen phục vụ cho nhu cầu chẩn đoán sâu các bệnh của cơ quan tạo máu, giúp định hướng và theo dõi hiệu quả điều trị, tiên lượng các bệnh máu ác tính. BV đã triển khai ghép tế bào gốc tự thân và đồng loại thành thường quy cho 30 ca.

Cũng theo GS.TS Mai Hồng Bàng, nhiều bệnh bẩm sinh di truyền đã được phát hiện nhờ những tiến bộ của chuyên ngành huyết học. “Đặc biệt với việc áp dụng kỹ thuật SHPT vào chẩn đoán và điều trị bệnh máu kéo dài tại BV Trung ương Quân đội 108 đã làm tăng đáng kể thời gian sống thêm của bệnh nhân, đồng thời các xét nghiệm đã giúp bác sĩ lâm sàng có thể lựa chọn được các phác đồ điều trị ngang tầm khu vực và thế giới”- GS.TS Mai Hồng Bàng chia sẻ.

Việc phát triển chuyên ngành huyết học truyền máu đã góp phần làm nên thành công của ca ghép phổi đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện tại BV Trung ương Quân đội 108

Được biết, mô hình “Ngân hàng máu sống”, “Câu lạc bộ nhóm máu hiếm” và mô hình “Cung cấp máu tập trung” cũng đã được triển khai tại BV Trung ương Quân đội 108 để cung cấp máu và chế phẩm máu cùng chất lượng cho 8 bệnh viện quân đội của khu vực miền Bắc

Tại hội nghị, BV Trung ương Quân đội 108 cho biết, tới đây BV sẽ triển khai Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc không chỉ phục vụ cho điều trị các bệnh về máu và còn nhiều bệnh lý khác như bệnh tự miễn, đột quỵ não, ghép tế bào gốc trong các bệnh tự miễn…

Hội nghị “Huyết học và truyền máu” năm 2018 là dịp để các chuyên gia chuyên ngành huyết học- truyền máu cùng chia sẻ và thảo luận về các vấn đề liên quan đến huyết học- truyền máu đã và đang được quan tâm. Hội nghị quy tụ 80 báo cáo, trong đó có 7 báo cáo quốc tế. Thông qua hội nghị, nhiều báo cáo mang hàm lượng khoa học cao được trình bày giúp nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong việc điều trị cho người bệnh.

Báo cáo về tai biến truyền máu và quản lý tai biến truyền máu của GS. TS Phạm Quang Vinh- Trưởng Khoa Huyết Học- Truyền máu ( BV Bạch Mai) trình bày tại hội nghị nêu rõ truyền máu ngày càng nhiều nên tai biến truyền máu cũng có nhiều cơ chế mới được phát hiện.

Cả người bệnh và nhân viên y tế lẫn người hiến máu đều có thể bị tai biến truyền máu. Do đó, trong công tác lấy máu, truyền máu đều cần tuân thủ các nguyên tắc về chuyên môn để tránh những sai sót có thể xảy ra.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/-nhieu-tien-bo-vuot-bac-trong-linh-vuc-huyet-hoc-va-truyen-mau-n150669.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Chào Mangyte, Tôi muốn hỏi thăm về dịch vụ xét nghiệm ADN để xác định huyết thống. Tôi đến BV Truyền máu và Huyết học TPHCM được không? Ở đó có xét nghiệm bằng tóc không? Chi phí như thế nào? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (T..L.K. – TPHCM)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY