Ngày xưa, khi chưa có những dụng cụ thử thai sớm, người ta đã có rất nhiều cách để dự đoán dấu hiệu có bầu sớm qua biểu hiện của người phụ nữ.
Việc nhận biết phụ nữ đã thụ thai hay chưa ngày này trở nên rất dễ dàng với que thử thai hoặc dụng cụ thử thai. Chỉ cần thử nước tiểu hoặc thử máu sau khi quan hệ 7-10 ngày là người phụ nữ đã có thể có được kết quả chính xác. Tuy nhiên, thiết bị này chỉ đưa vào sử dụng và phổ biến từ năm 1977 còn trước đó, người xưa chỉ có thể dựa vào những biểu hiện bên ngoài của phụ nữ để đoán biết việc mang thai.
Những kinh nghiệm đoán dấu hiệu mang bầu theo cách người xưa mặc dù chưa được khoa học chứng minh nhưng vẫn được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng trước khi chính thức đến bệnh viện xác định việc có bầu thông qua thử máu hoặc qua thiết bị siêu âm.
Cùng điểm lại những cách nhận biết
có thai theo kinh nghiệm dân gian:
Cổ ngẳng
Người xưa tin rằng, khi phụ nữ mang bầu, nơi hõm cổ ở xương quai xanh hai bên, các mạch máu sẽ nổi lên và giật thấy rõ. Cùng với đó, cổ người phụ nữ mang thai còn ngẳng ra. Vì thế, nếu có mẹ nào thấy những biểu hiện trên thì hãy mau chóng thử thai, có thể bạn đã mang bầu.
Môi tái nhợt
Theo dân gian, cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ yếu đi rất nhiều, sinh ra mệt mỏi, khiến da mặt xanh xao, môi tái nhợt. Vì thế, ngoài các trường hợp đau bệnh, người có biểu hiện trên thường bị nghi là đang mang thai.
Lông mày dựng đứng
Chỉ nhìn qua đôi lông mày và tóc mai mà một số người lớn tuổi vẫn phát hiện con/cháu
có thai. Tuyệt chiêu của các cụ là nhìn phần chân mày nơi giao nhau của hai đầu, nếu thấy dựng ngược lên thì rất có thể người này đang mang thai. Thêm vào đó, phần tóc mai cũng dựng ngược lên đồng thời. Những dấu hiệu này giúp nhận biết người phụ nữ đã
có thai hay chưa khá chính xác.
Bàn tay nổi đỏ và ngứa
Nhiều cụ bà lại truyền cho con cháu cách nhận biết mang thai từ những thay đổi ở lòng bàn tay. Theo đó, nếu thấy gang bàn tay đỏ và có phần ngứa ngáy thì có thể đang mang em bé trong bụng. Kinh nghiệm này đúng với không ít người. Họ có thể dễ dàng đoán biết mình mang thai mà chưa phải nhờ đến những phương pháp khoa học khác.
Da mặt nổi mụn nước
Một số người khi mang thai lại bị nổi mụn. Nhưng những “vị khách không” mời này lại hơi khác so với các loại mụn khác. Chúng trông bóng và có chứa nước bên trong, không to nhưng li ti và có khi phát triển thành vạt dày. Thường những mụn nước này xuất hiện nhiều trên trán và tự mất đi mà không cần can thiệp gì sau 3 tháng đầu mang thai.
“Nhũ hoa” thâm
Cách quan sát này tất nhiên chỉ chính mẹ bầu mới có thể biết được. Điều này càng dễ quan sát hơn đối với người mang thai lần đầu. Thay vì nhũ hoa hồng đỏ thường ngày, nó sẽ phải chuyển sắc, có phần thâm đen hơn và cùng với đó là cảm giác căng tức nơi bầu ngực.
Ngáp liên tục
Ở một số người, việc ngáp liên tục không phải là dấu hiệu của sự thiếu ngủ mà đó là biểu hiện của người mang thai do cơ thể mệt mỏi. Thậm chí, dân gian còn tin rằng một số ít trường hợp chồng nghén thay vợ sẽ liên tục bị ngáp ngủ và buồn ngủ dù không hề thiếu ngủ.
Vòng 3 nảy nở
Người xưa tin rằng khi người phụ nữ mang thai, khung xương chậu sẽ thay đổi và khiến phần mông trông có vẻ nở nang hơn. Nhiều người tinh ý có thể nhận thấy sự khác biệt này ngay cả khi thai phụ chưa có sự thay đổi đáng kể về vóc dáng.
Đi tiểu nhiều
Thể tích tử cung tăng lên cùng với tăng chức năng thận gây đi tiểu nhiều. Cũng có khi bị xón tiểu khi hắt hơi, ho hay cười to. Nguyên nhân là do tử cung to lên đè ép vào bàng quang. Nếu bà mẹ nhận thấy những dấu hiệu này thì rất có thể bạn đã mang thai.
Nguồn Internet