Lưỡi có lớp phủ màu trắng
Nếu như đột nhiên lưỡi của bạn xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày, có thể lưỡi bị nhiễm trùng, sưng tấy, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng, nhiễm nấm candida- Hay còn có tên gọi là nấm men. Với bệnh này, chúng ta có thể điều trị bằng thuốc diệt nấm đặc trị hoặc làm vệ sinh lưỡi thường xuyên để lưỡi trở lại trạng thái bình thường.
Lưỡi có màu sậm hoặc đen
Nếu như phần lưỡi của bạn có màu sậm tối hoặc đen là biểu hiện sức khỏe có vấn đề có thể do lối sống, chế độ ăn uống hoặc việc sử dụng thuốc. tác dụng phụ của thuốc bismuth thường dùng để điều trị tiêu chảy, hoặc viêm loét dạ dày, tá tràng khiến cho phần lưỡi tạm thời chuyển sang màu đen.
Lưỡi có nốt đỏ
Nếu như lưỡi của bạn xuất hiện những nốt đỏ hay vết loét có thể là do cảm lạnh, sốt, ăn uống nhiều loại trái cây như cam quýt hoặc do cắn vào lưỡi. Những vết loét bình thường sẽ lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày nhưng nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Trong trường hợp này, bạn nên đi đến bác sỹ để được khám và điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa.
Bề mặt lưỡi sần sùi
Bề mặt lưỡi sần sùi có thể là do lưỡi bị viêm và có cảm giác đau. Nếu là những vết loét bình thường thì tình trạng này không nghiêm trọng và sẽ hết trong một vài ngày. Nhưng nếu nó chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng, đau và không biến mất, nó có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng.
Lưỡi có màu đỏ và đau
Nếu như bình thường phần lưỡi màu hồng đột nhiên biến thành màu đỏ có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B3, thiếu máu hoặc thiếu acid folic và vitamin B12. Lúc này bạn nên bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết.
Lưỡi chuyển sang vàng
Màu vàng trên lưỡi có thể là do lưỡi nhiễm một số loại nấm hoặc vi khuẩn trong miệng. Một nguyên nhân khác có thể do dạ dày trào ngược. Đôi khi, những thay đổi màu sắc của lưỡi chỉ xuất hiện trong một khoảng nhỏ là do cơ địa. Trong trường hợp đó, một số vùng trên lưỡi có màu vàng trong khi các khu vực khác vẫn bình thường và màu hồng.
Lưỡi nóng rát
Hiện tượng nóng rát miệng và lưỡi là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô hoặc thiếu dinh dưỡng.
Lưỡi có màu nhợt nhạt và mịn
Khi một người bị thiếu máu do thiếu sắt, lưỡi sẽ trở nên nhợt nhạt và mịn. Đó là bởi vì khi cơ thể bạn thiếu sắt, máu không mang đủ oxy cần thiết đến các mô khiến cho phần lưỡi có màu đỏ hồng. Do vậy, bạn cần bổ sung chất sắt cho cơ thể bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt như các loại thịt màu đỏ, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, sò, trai, bắp cải, cải xoong, hạt mè, hạnh nhân…
Theo Thể thao & Văn hóa
Link bài gốc Lấy link
https://xevathethao.vn/uncategorized/nhin-mau-sac-luoi-doan-benh.htmlTheo Thể thao & Văn hóa