Mắt hôm nay

Nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ?

Khi có bệnh ngoài đeo kính râm để bảo vệ mắt, người bệnh cần mang khẩu trang để tránh lây lan trong gia đình và cộng đồng.
Em Nguyễn Thanh T., 14 tuổi, vào bệnh viện khám vì đau mắt đỏ, em hỏi bác sĩ có phải do mình nhìn một bạn trong lớp đang bị đau mắt đỏ rồi bị bệnh luôn có đúng không? Bác sĩ cười và giải thích với T. là dù có nhìn bao nhiêu người bị đau mắt đỏ đi nữa cũng không bao giờ bị lây bệnh.


Bệnh đau mắt đỏ do nhiều nguyên nhân gây ra như virút, vi khuẩn và chất gây dị ứng... Hiện bệnh đau mắt đỏ ở nước ta chủ yếu là do virút. Virút đau mắt đỏ có nhiều trong dịch tiết của mắt (nước mắt, ghèn), trong mũi, miệng, nước bọt... của người bệnh.

Virút từ người bệnh phát tán ra ngoài và xâm nhập qua người lành bằng nhiều cách khác nhau như tay người lành dính dịch tiết của người bệnh và đưa lên dụi vào mắt, sử dụng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, nguồn nước, bắt tay người bệnh.

Các vật trung gian như ruồi, gián, ấm chén, bát đũa... nếu có nhiễm virút cũng có khả năng truyền bệnh cho người lành. Một cách lây phổ biến là qua đường hô hấp: khi người bệnh nói chuyện hoặc ho, nhảy mũi... sẽ bắn ra những hạt nước có mang virút và lây cho người lành.

Để đề phòng, bà con cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay có chứa cồn. Không dùng tay chạm vào hoặc dụi mắt mà dùng khăn sạch, tốt nhất là khăn giấy mềm để lau mắt. Rửa tay sau khi sử dụng Thu*c nhỏ mắt. Không sử dụng chung chai Thu*c nhỏ mắt. Không dùng chung khăn tắm, mền, áo gối, mắt kính... của người bệnh. Giặt tất cả khăn bông, khăn mặt và khăn giường của người bệnh riêng rẽ với đồ giặt khác của gia đình. Hạn chế tắm hồ bơi trong mùa dịch.

Khi có bệnh ngoài đeo kính râm để bảo vệ mắt, người bệnh cần mang khẩu trang để tránh lây lan trong gia đình và cộng đồng.

AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Thành Úc - Tuổi trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhin-nhau-co-lay-benh-dau-mat-do-n92449.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau mắt đỏ là tên gọi của bệnh viêm kết mạc. Nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ là do virut Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu... gây ra.
  • Các thắc mắc về đau mắt đỏ và sử dụng Thu*c V-rohto, Tobrex (Tobramicin), collydexa, Natri clorid (nước muối S*nh l*), Oflovid...
  • Khi bạn có tuổi, nguy cơ đục thủy tinh thể, thị lực suy giảm luôn rình rập. Vậy tại sao không trang bị “vũ khí” bảo vệ mắt ngay từ bây giờ bằng các thực phẩm dưới đây:
  • Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh mỡ máu.
  • Ung thư võng mạc là một bệnh lý khối u ác tính nguyên phát, thường gặp nhất ở trẻ em. Phần lớn trường hợp là xảy ra ở một bên mắt.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY