Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Nhịp ngoại tâm thu nhĩ có nên điều trị bằng điện S*nh l* tim?

Trong thời gian cách đây gần 1 năm, em có triệu chứng tim đập bỏ nhịp, cảm giác hẫng hụt, khó chịu. BS cho điện tâm đồ, thì phát hiện em bị nhịp ngoại tâm thu nhĩ ạ.
Kính thưa BS,

Trong thời gian cách đây gần 1 năm, em có triệu chứng tim đập bỏ nhịp, cảm giác hẫng hụt, khó chịu, có khi đánh trống ngực hoặc tim đập dồn dập. Em liền đi khám bệnh tại phòng khám của BS tim mạch. BS cho điện tâm đồ, thì phát hiện em bị nhịp ngoại tâm thu nhĩ ạ. BS cho siêu âm tim thì kết quả siêu âm bình thường ạ.

BS cho em dùng Thu*c AMIODARONE 200mg, ngày 2 lần. Ngoài ra, em còn dùng kèm thêm Thu*c Đông Y là Ninh Tâm Vương ạ. Em đã dùng các loại Thu*c này trong thời gian qua, nhưng kết quả điện tâm đồ sau đó vẫn thể hiện bị nhịp ngoại tâm thu nhĩ ạ.

Nay em buồn quá, em lên mạng search thì thấy có thể điều trị bệnh này bằng PP điện S*nh l* tim ạ.

Vậy kính thưa BS:

- Trường hợp của em có thể điều trị dứt điểm và an toàn bằng PP điện S*nh l* tim không ạ?

- Nếu được điều trị, thì thời gian thực hiện điện S*nh l* tim thường kéo dài trong bao lâu ạ?

- Tổng chi phí cho 1 ca điện S*nh l* tim tốn hết bao nhiêu ạ?

Em kính xin BS tư vấn thêm giúp em với ạ! Em đang rất lo lắng cho quả tim của em đang đập ngoại tâm nhĩ BS ơi! Em xin chân thành cảm ơn BS thật nhiều!

Em chờ thư hồi âm của BS ạ!

(Huỳnh Lê Quang Huy - huynhle...@gmail.com)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Bình thường nhịp tim chúng ta thường vào khoảng từ 60-100 lần/phút. Nhịp tim này do một cấu trúc nhỏ như hạt đậu nằm ở tâm nhĩ phải, gần chỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên, điều khiển. Cấu trúc này có tên là nút xoang, và nhịp tim bình thường được gọi là nhịp xoang. Ở một số người có sự xuất hiện một hay nhiều ổ phát nhịp bất thường nằm trong tâm nhĩ, phát ra nhịp tim bất thường được gọi là nhịp ngoại tâm thu nhĩ.

Khi chỉ có vài ngoại tâm thu nhĩ lẻ tẻ, bệnh nhân hầu như không cảm thấy gì bất thường. Khi ngoại tâm thu nhĩ người trở nên thường xuyên, bệnh nhân thường có cảm giác tim đập hụt nhịp, hoặc lâu lâu có một nhịp đập mạnh hơn bình thường. Trường hợp ngoại tâm thu nhĩ tạo thành chuỗi nhịp nhanh nhĩ hay cuồng nhĩ, rung nhĩ thì có thể gây choáng váng, ngất, và có nguy cơ đột quỵ do cục máu đông thành lập ở nhĩ đi lên não.

Em đã khám chuyên khoa tim mạch và được kê Thu*c chống loạn nhịp mạnh để điều trị ngoại tâm thu nhĩ nhưng không bớt thì nên đến BV chuyên khoa tim mạch làm Holter ECG kiểm tra xem số cơn ngoại tâm thu nhĩ trong ngày của em nhiều hay không, 1 ổ hay nhiều ổ, có rối loạn nhịp khác đi kèm không, đáp ứng với gắng sức như thế nào... để xem xét vấn đề khảo sát điện S*nh l* tim và cắt đốt ổ loạn nhịp.

Nếu qua khảo sát điện S*nh l* tim thấy có 1 ổ tạo nhịp bất thường ở nhĩ gây ngoại tâm thu nhĩ thì tỷ lệ đốt thành công đến 98%, nếu có nhiều ổ hay có ổ nằm ở vị trí nguy hiểm thì tỷ lệ thành công thấp hơn; bên cạnh đó dù đã đốt thành công lần này thì theo thời gian, 1 số bệnh nhân sẽ phát triển 1 ổ loạn nhịp ở vị trí khác (tỷ lệ này không cao).

Một ca khảo sát điện S*nh l* kéo dài thường 1- 3 giờ và cần nằm viện 2-3 ngày (nếu đã có đầy đủ tất cả xét nghiệm, trong đó có Holter ECG).

Chi phí đốt điện S*nh l* thường khá lớn, dao động trong khoảng 50 - 100 triệu đồng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và chính sách hỗ trợ của từng bệnh viện. Trường hợp có BHYT đúng tuyến hoặc chuyển tuyến, bệnh nhân được hỗ trợ chỉ khoảng 40 - 60% tổng chi phí mà thôi. Với phương pháp có chi phí lớn như thế này, điều kiện tham gia BHYT phải đạt ít nhất 180 ngày.

Thân mến!

BS Cao Thị Lan Hương
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhip-ngoai-tam-thu-nhi-co-nen-dieu-tri-bang-dien-sinh-ly-tim-n290541.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY