An toàn thực phẩm hôm nay

Nho rất ngon và bổ dưỡng nhưng khi ăn cần chú ý tới 5 điều kiêng kỵ này

Khi tiêu thụ một loại trái cây nào đó, bạn hãy tìm hiểu thử bản thân có nằm trong nhóm các đối tượng cần tránh không để bảo vệ sức khỏe chính mình.

Nho chứa đường glucoza, rất dễ được cơ thể hấp thu trực tiếp. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều khoáng chất, canxi, kali, phốt pho, sắt, vitamin B1, B2… cũng như nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người.

7 lợi ích khi ăn nho

1. Bảo vệ tim mạch và mạch máu não

Thường xuyên ăn nhiều thịt cá và ăn quá no sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. một lượng lớn lipid và cholesterol tích tụ trong mạch máu, có thể gây ra các căn bệnh như xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. trong khi đó, ăn nho với lượng vừa phải sẽ giúp làm sạch “rác” và chất độc trong mạch máu.

Nho

2. Trì hoãn lão hóa

Nho chứa nhiều anthocyanins có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ các gốc oxy tự do trong cơ thể, cải thiện hoạt động của tế bào, giảm vết sạm da mặt, trì hoãn quá trình lão hóa cơ thể.

3. Nâng cao khả năng miễn dịch

Vào mùa hè, thời tiết nóng bức có thể ăn nho để hạ hỏa. trong nho chứa một lượng lớn các hoạt chất tự nhiên, tiêu diệt được một số loại vi khuẩn và vi trùng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

4. Tăng cường cảm giác thèm ăn

Vì nhiều lý do có thể khiến con người giảm cảm giác thèm ăn, đặc biệt trong thời tiết nóng nực. Lúc này, nếu ăn nho, các hoạt chất có thể kích thích sự thèm ăn trở lại.

5. Chống ung thư

Nho chứa một lượng lớn resveratrol, có thể ức chế quá trình peroxy hóa lipid, điều chỉnh hoạt động của các enzym liên quan đến chất chống oxy hóa, có tác dụng chống oxy hóa mạnh.

6. Bổ máu

Nho chứa nhiều chất sắt, dễ được đường ruột và dạ dày hấp thụ. ăn lượng vừa phải nho có thể dưỡng khí, bổ huyết.

7. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Melatonin có trong nho là một chất hỗ trợ giấc ngủ rất quan trọng. theo các nghiên cứu liên quan, melatonin có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giấc ngủ của con người.

Khi tuổi tác ngày càng lớn, hàm lượng melatonin trong cơ thể sẽ giảm dần nên nhiều người trung niên và cao tuổi sẽ bị khó ngủ. việc ăn nho sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Lời khuyên:

Mặc dù nho rất ngon và có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không nên ăn quá nhiều mỗi ngày. vì nho chứa nhiều đường nên nếu ăn quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, không có lợi cho việc ổn định đường huyết.

Ăn quá nhiều nho cũng có thể gây táo bón. nho chứa nhiều axit trái cây, ăn nhiều có thể làm mòn răng, không có lợi cho sức khỏe răng miệng.

Những chú ý khi ăn nho

- Không ăn chung với hải sản

Nho chứa nhiều tannin, hải sản chứa nhiều protein. axit tannic trong nho và protein trong hải sản sẽ phản ứng hóa học trong cơ thể, làm giảm sự hấp thụ protein của cơ thể, gây hại cho ruột, dạ dày, gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.

- Không ăn cùng với củ cải trắng

Ăn nho và củ cải trắng cùng nhau có thể gây ra bệnh bướu cổ, không tốt cho sức khỏe của mọi người, nên tránh ăn chúng trong cuộc sống hàng ngày.

- Bệnh nhân tiểu đường hạn chế ăn nho

Hàm lượng đường trong nho cao nên không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường. nếu ăn nhiều nho sẽ không kiểm soát được nồng độ glucose trong máu.

- Bệnh nhân suy thận không nên ăn nho

Trong nho chứa nhiều kali, không có lợi cho người đang bị suy thận.

- Người có hệ tiêu hóa kém

Nho chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng nên khi ăn quá nhiều sẽ dễ gây tiêu chảy. Những người có tỳ vị hư hàn, bụng yếu không nên ăn nhiều.

Theo Báo Giao thông

Link bài gốc Lấy link

https://www.baogiaothong.vn/nho-rat-ngon-va-bo-duong-nhung-khi-an-can-chu-y-toi-5-dieu-kieng-ky-nay-d535481.html

Theo Báo Giao thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nho-rat-ngon-va-bo-duong-nhung-khi-an-can-chu-y-toi-5-dieu-kieng-ky-nay/20230327025358746)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY