Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nhót xanh chấm chẩm chéo - món ăn thần thánh nhưng không phải ai cũng nên ăn?

Nhót xanh chấm chẩm chéo là món ăn khá ưa thích của nhiều người. Thế nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn món khoái khẩu này.

Được coi là món ăn “thần thánh” của chị em công sở, nhót xanh chấm chéo đang “làm mưa làm gió” trên nhiều diễn đàn mạng xã hội facebook.

Nếu trước tết, chị em phải bỏ ra một số tiền đắt đỏ chừng 200.000 đồng để mua một kg nhót xanh chấm với chẩm chéo của người thái vùng núi tây bắc. thì thời điểm hiện tại, giá nhót xanh đã hạ nhiệt, một kg nhót xanh đang được bán với giá chừng 30.000 đồng đến 60.000 đồng.bên cạnh đó, nhiều người bán nhót xanh cũng chuẩn bị gia vị, các loại rau và bán theo những set chẩm chéo để phục vụ chị em công sở có thể sử dụng luôn tại nơi làm việc.

Để làm được món nhót xanh chấm chẩm chéo ngoài nguyên liệu là nhót xanh và chẩm chéo thì cần có các loại rau như rau thơm, cải bắp, lá tỏi…

 Nhót xanh chẩm chéo là món ưa thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể ăn

Nhót xanh chẩm chéo là món ưa thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể ăn

Không chỉ nhót được bán trên các trang mạng xã hội mà nhót xanh cũng được bán nhiều tại các cửa hàng hoa quả, trên những chiếc xe hàng rong tại các tuyến phố như xã đàn, lê duẩn, nguyễn xiển, láng...

Dù được khá nhiều chị em thích món nhót chẩm chéo này nhưng theo một số chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù có chứa nhiều hợp chất có lợi cho cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều đều có khả năng gây hại sức khỏe. vị chua, chát nổi bật ở mỗi trái nhót xanh có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa, gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Chưa hết, bên ngoài quả nhót luôn có một lớp phấn bao phủ, có thể khiến bạn bị ngứa họng, ho, viêm họng khi ăn phải. tuy nhiên, khi còn xanh, bạn khó có thể loại bỏ hoàn toàn. chưa hết, những hạt phấn này ở dạng cứng. việc vô tình ăn phải nhót xanh vẫn còn phấn có thể gây ngứa họng, ho liên tục ngay sau khi ăn.

Ngoài ra, loại quả này không phù hợp với trẻ nhỏ, cần hạn chế vì dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đang còn quá non nớt có thể chưa thích nghi được với vị chua của nhót.

Đối với những người bị viêm loét dạ dày cũng không thích hợp với món nhót chẩm chéo vì nhót xanh có tính axit cao có thể làm tăng các cơn đau khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Đối với người bị hội chứng ruột kích thích như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng càng không nên ăn món nhót chẩm chéo.

Theo An Dương/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/nhot-xanh-cham-cham-cheo--mon-an-than-thanh-nhung-ai-khong-nen-dong-vao-d155241.html

Theo An Dương/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhot-xanh-cham-cham-cheo-mon-an-than-thanh-nhung-khong-phai-ai-cung-nen-an/20201230013624471)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY