Với các bác sĩ cấp cứu, sự ám ảnh nhất là khoảnh khắc đối diện với nỗi đau của người nhà bệnh nhân, trong đó nhiều nỗi đau vượt ngưỡng chịu đựng....
Nghề nguy hiểm
Hiếm hoi lắm, tôi mới gặp được Đại tá - bác sĩ Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa
cấp cứu Học viện Quân y 103 bởi ông luôn bận rộn với các bệnh nhân của mình. Đúng như ông nói: 'Khoa này đặc trưng lắm, không cho phép sự chậm chạp đâu'.
Rồi ông tâm sự, ông chọn nghề lính bởi trót yêu bộ quân phục với chiếc thắt lưng to bản của chú bộ đội hàng xóm và thích vị lương khô mà đối với một cậu nhóc hồi đó, là một món cao lương.
Đến bây giờ, gần 30 năm gắn bó với công việc
cấp cứu bệnh nhân, bác sĩ Tiến chia sẻ: 'Tôi thấy yêu nghề lắm và không hổ thẹn với con đường mình đã chọn'.
Với tất cả những trải nghiệm của mình, ông cho rằng
cấp cứu là công việc phức tạp và áp lực nhất đối với các bác sĩ. Bởi bên cạnh chuyên môn, năng lực cứu sống bệnh nhân, các bác sĩ còn phải có một sự tinh tế, khéo léo nhất định trong cách cư xử với người nhà bệnh nhân.
Tại đây, các ca
cấp cứu đa phần trong tình trạng khẩn cấp. Do đó, người nhà bệnh nhân đều mong bác sĩ điều trị cho thân nhân mình trước. Nhiều trường hợp quát mắng, đe dọa bác sĩ, thậm chí, nhiều băng đảng giang hồ gây hấn, sau đó kéo nhau tới bệnh viện.
'Thế nhưng, chúng tôi không được phép làm việc theo cảm tính. Nếu cùng lúc có 10 người bệnh, bác sĩ phải nhìn tiên lượng bệnh nhân, đánh giá mức độ nguy hiểm để cân nhắc cứu ai trước. Những ca ch*t lâm sàng chắc chắn tối khẩn cấp hơn một bệnh nhân chỉ xây xát, chảy máu ngoài da. Mục đích sau cùng là để cứu sống được nhiều bệnh nhân nhất có thể. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn và kinh nghiệm', bác sĩ Tiến cho hay.
Ngoài chuyện bị đánh, chửi, vị trưởng khoa
cấp cứu cho biết, hơn ai hết những bác sĩ tại khoa luôn là người dễ lây các bệnh truyền nhiễm nhất.
Bởi như một bản năng và đòi hỏi đặc trưng của nghề nghiệp, tất cả phải lao ra cứu bệnh nhân khi họ nhập viện, không có thời gian để tính toán thiệt hơn.
Nhiều trường hợp nguy kịch, bác sĩ không kịp đeo găng, mặc áo bảo hộ. Họ sẵn sàng làm các thủ thuật sơ cứu cho bệnh nhân dù biết khả năng lây các bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra.
Đáp lại những điều đó là sự trở về từ cõi ch*t của người bệnh. Bác sĩ Tiến nói: 'Rất nhiều trường hợp nặng được cứu sống, đưa trở về từ cõi ch*t. Đó là niềm động lực cho những người làm
cấp cứu'.
Trung bình mỗi ngày, khoa
cấp cứu tiếp nhận 200-300 ca bệnh. Trong đó, không ít trường hợp ngừng thở trước khi vào viện, các bác sĩ đã thực hiện hồi sinh tổng hợp với các kỹ năng như đặt ống nội khí quản, ép tim ngoài lồng ngực, sốc điện, dùng Thu*c co mạch,… để giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Ít nhất 30% bệnh nhân ngừng tim đã được
cấp cứu thành công.
Bác sĩ Tiến cho biết thêm, khác với các khoa bệnh khác,
cấp cứu đòi hỏi các y bác sĩ phải có kiến thức đa khoa, sẵn sàng cứu chữa tất cả các loại bệnh với một tác phong nhanh, không cho phép sự chậm chạp, đủng đĩnh. Tác phong ấy càng quan trọng hơn trong các đêm trực. Bởi lúc này, tại khoa chỉ có một bác sĩ và 3 y tá, trong khi bệnh nhân
cấp cứu đêm (trung bình 100-120 ca) đa phần đều trong tình trạng bị thương nặng hoặc tai biến nghiêm trọng. Các y bác sĩ phải làm việc trong một áp lực lớn và rất ít thời gian để nghỉ ngơi.
Phong bì không mua nổi lương tâm
Bác sĩ Tiến khẳng định: 'Tại khoa, tôi dám khẳng định không có chuyện nhận phong bì của bệnh nhân, nhất là chuyện đòi phong bì trước khi cứu chữa'.
Thậm chí, theo quan điểm và chỉ đạo từ bệnh viện, khoa phải thực hiện
cấp cứu với tất cả bệnh nhân dù họ có tiền (viện phí) hay không. Sau đó, bệnh nhân qua cơn nguy kịch lại được chuyển vào các khoa sâu hơn, do đó, thời gian tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà của các y bác sĩ tại đây rất ít.
Tuy nhiên, trưởng khoa
cấp cứu cũng cho rằng phong bì đang là vấn đề nhức nhối trong nghề: 'Liệu rằng 1-2 triệu có đủ để mua lương tâm của một con người, một bác sĩ với sứ mệnh cứu chữa cho bệnh nhân. Nó lại càng không thể so sánh với mạng sống của chúng ta.
Gần 30 năm trong nghề, tôi thấy nhiều thứ đáng quý hơn chiếc phong bì. Đó là những cái nắm tay đầy tri ân, ánh mắt xúc động, lời cảm ơn chân thành, lời chào thân tình của bệnh nhân và người nhà khi họ khỏe mạnh rời viện. Thực ra, chỉ cần mình làm tốt, người ta sẽ không bao giờ quên. Những điều này, tiền không bao giờ có thể mua được'.
Chính vì vậy, bác sĩ Tiến được không ít người trân trọng gọi là cha, chú. Có một phụ nữ từng uống Thu*c trừ sâu quyên sinh được ông cứu kịp thời và khuyên nhủ đã trở về với cuộc sống bình thường. Sau 3 năm, cô vẫn đều đặn mang trứng gà quê lên tận nhà biếu gia đình bác sĩ. Đối với cô, bác sĩ Tiến là một ân nhân lớn. Hay một bệnh nhân khác, biết bác sĩ thích phong lan, đã khéo léo tặng ông một giỏ phong lan tự tay mình chăm sóc khi vừa khỏe bệnh.
Đây có lẽ là những món quà có giá trị nhất đối với bác sĩ Tiến trong nhiều năm gắn bó với nghề. 'Mỗi khi nhận được những món quà như thế, tôi thực sự rất xúc động và coi đó là sự chia vui với bệnh nhân của mình. Tôi không hổ thẹn với những món quà như thế vì đó không còn là vật chất, nó là tình cảm của những con người với nhau', bác sĩ Tiến tâm sự.
Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân đều đáp lại ân tình của bác sĩ. Nhiều người được chuyển tới trong tình trạng sốc Thu*c phi*n gây ngừng thở hay T*i n*n bất ngờ nên không có gia đình, tiền trong tay.
Mặc dù họ vẫn được bác sĩ Tiến và các y bác sĩ khác tại khoa làm công tác
cấp cứu nhưng nếu không đóng viện phí, họ sẽ không được cấp Thu*c. Do đó, bác sĩ Tiến đã tự lập ra một quỹ với số tiền nhất định để tạm ứng giúp đỡ những trường hợp cơ nhỡ.
Nhiều trường hợp sau đó tự đi về, cố tình không thanh toán khiến quỹ luôn bị hao hụt. Lúc này, bác sĩ Tiến lại phải tiếp tục bỏ tiền túi để bù.
Hơn một tiếng trò chuyện, bác sĩ Tiến liên tục nhận điện thoại từ một bệnh nhân cũ. Người đàn ông này chờ ngoài cửa cho đến khi chúng tôi kết thúc cuộc nói chuyện chỉ để gặp lại vị ân nhân của mình và đưa cho bác sĩ một cái giỏ đựng đầy những món quà quê. 'Phong bì thì chắc chắn tôi không nhận, nhưng quà quê nhất định phải cầm' - bác sĩ Tiến vui vẻ chia sẻ.
'Đừng nói rằng bác sĩ là người vô tâm bởi nếu vô tâm, không ai bất chấp tất cả để cứu người. Mỗi một bệnh nhân khỏe lại, nếu người nhà vui mười, chúng tôi cũng vui đến 8-9 phần.
Ngược lại, trước một cái ch*t của bệnh nhân luôn là cảm giác nặng nề, ám ảnh. Ám ảnh nhất là khoảnh khắc đối diện với nỗi đau của người nhà bệnh nhân. Nhiều nỗi đau vượt ngưỡng chịu đựng, họ ngã quỵ ngay trước mặt chúng tôi. Điều đó thôi thúc chúng tôi luôn phải cố gắng hơn nữa, giành giật từng giây phút để kéo bệnh nhân trở về.
Vì vậy, xin hãy tin vào các
cấp cứu">bác sĩ
cấp cứu bởi chúng tôi có sứ mệnh và mong muốn cứu bệnh nhân hơn bất kỳ ai. Đó là bản năng nghề nghiệp và cũng chính là lương tâm.
Trong cấp cướp, mỗi giây phút đều vô cùng quý giá, có ý nghĩa quyết định đối với mạng sống con người. Nếu người nhà càng cuống, càng làm loạn, giục bác sĩ sẽ càng cản trở điều đó'.
Bác sĩ Phạm Văn Tiến