Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những đại kỵ khi ăn mì tôm không phải ai cũng biết

Bạn có biết rằng, mì tôm có rất nhiều carbohydrate nhưng ít chất xơ, vitamin khoáng chất, khi ăn vào cơ bản sẽ không có lợi ích gì. Nếu thường xuyên ăn mì tôm bạn sẽ phải đối mặt với những tác hại sau.
Ảnh minh họa: Internet Ảnh minh họa: Internet

Mì cũng là thực phẩm mất cân bằng về dinh dưỡng, thành phần chủ yếu là tinh bột, sẽ chuyển hóa thành chất béo và năng lượng dư thừa trong cơ thể hoàn toàn không có lợi cho người béo phì, tim mạch.

người mắc bệnh dạ dày

lượng gia vị mạnh trong mì khiến người thường xuyên ăn mì vị giác giảm sút. và nếu mắc thêm bệnh dạ dày, thì mì lại càng có hại, nó tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.

mì là thực phẩm rất khó tiêu. khoảng 2 giờ sau khi ăn, mì vẫn còn ở tình trạng nguyên sợi trong dạ dày. nó không chỉ cản trở việc chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng, mà còn giữ những chất độc hại có trong mì tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

trẻ nhỏ

mì hấp dẫn mọi người từ mùi hương, và với nhiều gia vị, nó cũng rất kích thích vị giác của trẻ nhỏ, khiến trẻ rất thích và có khi ghiền ăn mì. nhưng, có nhiều lý do để không nên cho trẻ nhỏ ăn mì:

kém dinh dưỡng: nó sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ, chỉ bổ sung cách dư thừa phần năng lượng (năng lượng rỗng).

khó tiêu hóa: quá trình tiêu hóa mì quá dài trong dạ dày khiến cho cơ thể bé đầy hơi, chán ăn, ăn ít, giảm hấp thụ dinh dưỡng.

quá nhiều chất gây hại: mì chiên có độ oxy hóa cao, dầu trong gói mì cũng được xử lý chiên và bị oxy hóa. oxy hóa là tác nhân gây các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư. chưa kể mì còn chứa nhiều muối, bột ngọt, các gia vị và phụ gia khác,... chúng sẽ "quá tải" với cơ thể trẻ.

thiếu dinh dưỡng, thừa năng lượng rỗng cùng nhiều nguy cơ nên mì cũng không tốt cho trẻ nhỏ

người mắc bệnh thận

trong mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn vô tình làm hại thận và không tốt cho người mắc bệnh thận.

cách ăn mì ăn liền để không ảnh hưởng đến sức khỏe:

khi ăn mì ăn liền, người dân cần nấu cùng với thịt, rau xanh để tăng chất xơ, chất khoáng và vitamin đồng thời, làm cân bằng chất béo, giúp cho cơ thể ít hấp thụ chất béo bão hòa. nên vứt bỏ gói mỡ hành ở trong mì, vì mỡ này rất bất lợi cho cơ thể.

ngoài ra, gói muối trong mì cũng hơi nhiều, nên cũng chỉ nên dùng một nửa, không nên ăn mặn quá.

Hành trình đưa lô vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên về Việt Nam

Hơn 10 giờ sáng nay 24/2, lô vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên với 117 nghìn liều sẽ có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất TPHCM sau đó làm thủ tục thông quan để đưa về hệ thống bảo quản ở kho lạnh âm sâu từ -40oC đến -86oC tại Hệ thống tiêm chủng VNVC ở TP.HCM.

Xét nghiệm COVID-19 khẩn cấp để mổ cấp cứu người đàn ông tự dùng kéo đâm xuyên cổ

Người đàn ông 36 tuổi tự dùng kéo đâm xuyên cổ gây thủng khí quản nhập viện cấp cứu trong tình trạng nói nhảm.

Đột biến gen liên quan đến màu da và khả năng mắc COVID-19

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người Mỹ gốc Phi tham gia chương trình nghiên cứu với một đột biến cụ thể có mức vitamin D thấp hơn tới ba lần so với mức được coi là bình thường của một người khỏe mạnh. Họ đã phát hiện ra rằng, việc có hàm lượng Vitamin D thấp có liên quan đến một số bệnh ung thư như ung thư vú, ruột kết, trực tràng và tuyến tiền liệt, cũng như COVID-19.

Chuyên gia y tế nói về nguy cơ COVID-19 lây qua thực phẩm, rau củ quả

Do dịch bệnh nên số lượng nông sản từ vùng dịch Hải Dương được chuyển về Hà Nội để bán cứu trợ khá lớn. Người dân băn khoăn việc virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đóng gói không.

Lê Vũ (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-dai-ky-khi-an-mi-tom-khong-phai-ai-cung-biet-1797488.tpo)

Chủ đề liên quan:

dạ dày đại kỵ mì tôm tim mạch

Tin cùng nội dung

  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY