Bệnh theo mùa hôm nay

Những dấu hiệu của bệnh thủy đậu

Cứ vào khoảng thời gian đông- xuân này, sẽ có một số bệnh do virut gây ra bùng phát thành dịch, trong đó có bệnh thủy đậu.
Bệnh thuỷ đậu là gì?

Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi.

Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2 -3 tuần.

Thời điểm giao mùa đông - xuân, sẽ có rất nhiều người bị thủy đậu.
Các triệu chứng của thủy đậu:

Đau đầu, thể trạng mệt mỏi, uể oải.

Bệnh nhân sốt khá cao từ 38-39 độ C, cảm giác cơ thể mệt mỏi, chán ăn và có thể có dấu hiệu viêm họng đỏ, có hạch sau tai.

Xuất hiện các bóng nước trên khắp cơ thể.

Tiếp đó, quan sát trên da sẽ thấy sự hiện diện của những nốt hồng ban có kích thước vài milimet, sau khoảng 1-2 ngày mới xuất hiện những nốt đậu thường là 5mm cũng có thể lên đến 10mm.

Các phỏng nước thường ở mặt, ngực và lưng đầu tiên, sau đó thì lan rộng ra khắp cơ thể. Chúng có đặc điểm: Ban đầu là dịch trong, sau đó dần đục như mụn mủ.

Sau 2-3 ngày tiếp theo, mụn vỡ ra.

Dấu hiệu của thủy đậu là những nốt hồng ban có kích thước vài milimet.

Giai đoạn người bệnh có các vết mụn đóng vẩy

Đây là giai đoạn phục hồi của người bệnh. Nếu không bị biến chứng thì bệnh có thể khỏi trong 1-2 tuần. Các nốt mụn đóng vẩy và bay đi rất nhanh, nếu không biến chứng sẽ không để lại sẹo. Sức khỏe dần phục hồi lại: Giảm sốt, ăn uống trở lại như thường, hết đau họng, hạch sau tai,…

Biến chứng

Sự thật thủy đậu không phải là bệnh nhẹ. Vì thủy đậu nói chung, tuy không có vẻ nguy kịch như một số bệnh nặng khác, nhưng cũng đã không ít lần gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, nhất là cho các trẻ nhỏ. Một số biến chứng đã được ghi nhận được trên các trẻ bị thủy đậu đã tới khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế.

Cụ thể, một số trẻ đã bị xuất huyết ở các mụn thủy đậu, bệnh trở thành một thể "thủy đậu xuất huyết" rất trầm trọng. Một số trẻ khác bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác.

Các vi khuẩn này vào các mụn thủy đậu, làm sưng to lên, nhiều khi lại gây ngứa. Trẻ không chịu được, gãi toác da, và từ đó để lại những vết sẹo rất xấu. Điều này đã làm khổ tâm nhiều em gái. Trong một số trường hợp, các vi khuẩn nói trên, từ các mụn thủy đậu lại xâm nhập ồ ạt vào máu, gây ra nhiều bệnh ở cơ quan khác, như viêm thận, viêm gan,...

Riêng chứng "nhiễm khuẩn huyết" màthủy đậu gây nên cũng đã là nguy hiểm ch*t người. Chứng viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.

Chứng viêm não do thủy đậu cũng vẫn xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật (làm kinh), hôn mê.

Những trường hợp này có thể gây ch*t người nhanh chóng, và một số trẻ tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh,...

Ngoài ra, cómột thể thủy đậu đặc biệt, gọi là thủy đậu bẩm sinh: đó là những trẻ khi mới sinh ra đã có một số tổn thương ngoài da giống như thủy đậu, nhưng tai hại hơn nữa lại có kèm theo một số dị tật: teo cơ ở chân tay, bệnh ở mắt (bệnh "đục thủy tinh thể", có thể gây mù), khờ,... Có hiện tượng đó, là do bà mẹ đã bị thủy đậu trong lúc mang thai, và bệnh đã xảy ra trong 6 tháng đầu của thai kỳ.

Các bà mẹ đang mang thai bị thủy đậu rất nguy hiểm.

Những biến chứng, những thể bệnh kể trên của bệnh thủy đậu đã gây Tu vong cho không ít trẻ em. Cho nênbệnh thủy đậu - tuy vẫn được nhiều người coi là 1 bệnh nhẹ, "lành tính" - thật ra vẫn là 1 bệnh hoàn toàn không nên coi thường, nhất là ở trẻ em.

Theo Duy Phan - Tiêu dùng Plus

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-dau-hieu-cua-benh-thuy-dau-n320712.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY