Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Những điều cần biết khi bị chấn thương dây chằng đầu gối

Có một số dấu hiệu chấn thương dây chằng đầu gối cảnh báo cho bạn biết tình trạng của mình ngay lập tức. Điều này giúp bạn biết cách giải quyết vấn đề...

dây chằng đầu gối là một dải ngắn các liên kết sợi cứng có thành phần collagen với nhiệm vụ nối khớp gối với xương cẳng chân. đây là cơ quan có tác dụng chịu lực nên rất dễ gặp tình trạng chấn thương nếu có hoạt động quá mạnh, khiến dây chằng bị đứt, rách…

I. Những thông tin cần biết khi bạn bị chấn thương dây chằng

Dây chằng là cơ quan rất quan trọng đối với sự ổn định của đầu gối khi vận động hoặc di chuyển. chấn thương dây chằng nếu không nhận biết và điều trị kịp thời sẽ khiến bạn bị đau nhức, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.

1. Do đâu mà bạn bị chấn thương dây chằng?

Chấn thương dây chằng thường xuất hiện nhiều nhất là do T*i n*n liên quan đến thể thao, nguyên nhân này chiếm khoảng 80% các trường hợp tổn thương dây chằng khớp gối. điều này thường xảy ra ở các vận động viên tham gia các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyển, bóng chày, điền kinh… khiến dây chằng có dấu hiệu đứt, rách. ngoài ra, trường hợp này cũng có thể xảy ra trong khi bạn làm việc nặng, T*i n*n giao thông, té ngã và chấn thương do lao động.

2. Những dấu hiệu cảnh báo bạn bị chấn thương dây chằng

Ngay khi té ngã hoặc va chạm khi chơi thể thao, bạn có thể biết được bản thân mình có bị chấn thương dây chằng hay không thông qua những dấu hiệu nhận biết sau đây:

    Xuất hiện tiếng kêu lạ ở khớp gối: Những người bị rách dây chằng thường cho biết họ đã nghe thấy tiếng “bựt” hoặc những âm thanh tương tự ở khớp gối ngay tại thời điểm bị thương. Âm thanh này đôi khi lớn đến nỗi những người gần đó cũng có thể nghe thấy. Sau đó, người bị T*i n*n cũng sẽ cảm thấy sự thay đổi đột ngột và bất thường ở khớp gối.
  • Khớp gối không ổn định: Dây chằng rất quan trọng đối với sự ổn định của khớp gối. Nếu dây chằng bị chấn thương dẫn đến tình trạng đứt, rách thì khớp gối sẽ không ổn định và phần đầu gối có xu hướng đưa ra ngoài khi co chân lại.
  • Sưng và đau đầu gối: Chấn thương dây chằng thường khiến nạn nhân bị sưng khá lớn ở đầu gối. Tình trạng này xảy ra nhanh chóng trong vòng vài phút sau khi bị chấn thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ gặp những cơn đau cực độ mỗi khi cử động khớp gối.

II. Chấn thương dây chằng cần phải làm gì?

Trước hết, bạn cần phải hạn chế cử động để tránh đau nhức và khiến cho vết thương có nguy cơ chuyển biến nặng. sau đó, bạn cần quan sát tình trạng chấn thương và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

1. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Các dấu hiệu của chấn thương dây chằng thường không phải lúc nào cũng giống nhau. do đó, bạn nên theo dõi và thăm khám bác sĩ nếu gặp bất kỳ trường hợp nào sau đây:

    Đau hoặc sưng đầu gối kéo dài hơn 48 giờ

2. Thăm khám bất thường ở khớp gối

Bác sĩ có thể đánh giá mức độ chấn thương dây chằng ở đầu gối của bạn bằng cách làm các xét nghiệm cụ thể. những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để xác định sự hiện diện của vết rách dây chằng bao gồm:

    Thử nghiệm Lachman: Thử nghiệm này được thực hiện để đánh giá sự chuyển động bất thường của xương chày (xương lớn ở cẳng chân). Bằng cách kéo xương chày về phía trước, đầu gối cong 30 độ… bác sĩ có thể cảm nhận được dây chằng có bị rách hay không.
  • Kiểm tra xoay vòng: Đây là phương pháp kiểm tra giúp đánh giá mức độ chấn thương hoặc sự lỏng lẻo của khớp gối nếu có vấn đề ở dây chằng. Bệnh nhân được đặt nằm ngửa, hông cong 30 độ và bác sĩ tiến hành xoay xương chày dưới để kiểm tra mức độ liên kết của khớp gối.
  • Kiểm tra ngăn kéo khớp gối: Bác sĩ sẽ tiến hành uốn cong đầu gối khoảng 90 độ, xương chày được dịch chuyển về phía trước để đánh giá mức độ nguyên vẹn của dây chằng.

III. Điều trị chấn thương dây chằng khớp gối

Khi kiểm tra, nếu thấy bệnh nhân có dấu hiệu bị chấn thương dây chằng. bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ mà đưa ra lời khuyên hoặc phương pháp điều trị thích hợp.

1. Chấn thương dây chằng có nhất thiết phải phẫu thuật?

Chấn thương dây chằng không nhất thiết phải phẫu thuật. bác sĩ sẽ đánh giá một số yếu tố quan trọng trước khi đưa ra kết luận nên phẫu thuật hay không:

    Khớp có thể thực hiện được các hoạt động thông thường hay không.

Nhiều bệnh nhân bị rách dây chằng thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vài tuần sau khi gặp chấn thương. tuy nhiên, bạn cần phải xem xét sự bất thường ở đầu gối để kịp thời thông báo với bác sĩ.

2. Điều trị chấn thương dây chằng

Nếu tình trạng dây chằng tổn thương nặng, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện biện pháp phẫu thuật để giúp tái tạo dây chằng. từ đó tạo nên sự cân bằng và ổn định cho khớp gối như ban đầu.

Phẫu thuật tái tạo dây chằng

Phẫu thuật thông thường đối với tình trạng rách dây chằng là tái tạo lại bộ phận này. vì việc chắp nối hoặc sửa chữa dây chằng hầu như không thành công. do đó, bác sĩ sẽ tái tạo bộ phận này bằng cách sử dụng một dây chằng nhân tạo hoặc dây chằng khác trong cơ thể để thay thế cho dây chằng bị rách.

Rủi ro của phẫu thuật tái tạo dây chằng là nhiễm trùng, mất ổn định, đau đớn, cứng khớp và

khó phục hồi lại khả năng vận động, linh hoạt của khớp. Tuy nhiên, phần trăm rủi ro khá thấp, vì có hơn 90% bệnh nhân không gặp biến chứng khi tiến hành phẫu thuật tái tạo dây chằng.

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật là một trong những bước quan trọng mà nhiều người thường xuyên bỏ qua. thao tác này giúp bệnh nhân khôi phục chuyển động và sức mạnh của khớp gối. từ đó góp phần ổn định khớp để ngăn ngừa chấn thương xảy ra trong tương lai.

Điều quan trọng là mỗi cá nhân thông qua việc vận động để biết được mức độ phục hồi của dây chằng khớp gối, từ đó điều chỉnh khả năng hoạt động sao cho phù hợp. tiến triển quá nhanh hoặc quá chậm có thể gây bất lợi cho kết quả phẫu thuật, do đó bạn phải đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn phục hồi của bác sĩ điều trị.

Sau khi phục hồi, bệnh nhân có thể thực hiện các hoạt động như bình thường. tuy nhiên, đối với những môn thể thao đòi hỏi cường độ cao như bóng đá, bóng chuyền… có thể sẽ gây khó khăn khi di chuyển cho khớp gối. nên bạn cần điều chỉnh mức độ luyện tập để tránh rủi ro tổn thương, khiến dây chằng không thể hồi phục.

*ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/lam-the-nao-de-biet-bi-chan-thuong-day-chang-dau-goi)

Tin cùng nội dung

  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11-15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
  • Bạn trai tôi bị đái tháo nhạt sau chấn thương sọ não, uống hết 3 hộp Minirin nhưng vẫn còn cảm giác khát nước và đi tiểu nhiều lần.
  • Chi phí phẫu thuật cắt dây chằng kéo dài D**ng v*t ở BV Binh Dân TP.HCM là bao nhiêu? (N.A.T. - quận 11, TPHCM)
  • Mangyte ơi, em vừa mới bị T*i n*n giao thông khi đi du lịch, bị gãy chân và xây xát nhiều nơi. Em đã bó bột ở bệnh viện nơi em du lịch rồi. Bệnh viện gần nhà em nhất là bệnh viện 175, nên em định đến đó điều trị và theo dõi tiếp. Không biết giá cả như thế nào? Mangyte giúp em với. Em cảm ơn rất nhiều! (Minh Châu - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Dãn hoặc rách dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở vùng đầu gối.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY