Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những đôi đũa mang mầm mống gây ung thư

(MangYTe) - Theo Tổ chức Y tế Thế giới aflatoxin thuộc nhóm chất gây ung thư loại 1, là chất có khả năng gây ung thư rõ ràng đối với cơ thể con người. Việc cơ thể hấp thụ chất này sẽ phá hủy các mô gan nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư gan.

Đũa là đồ dùng không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình đặc biệt đối với các gia đình châu Á, tuy nhiên đũa sử dụng lâu không thay sẽ sản sinh ra chất aflatoxin gan.

Đũa mốc rất dễ sản sinh ra chất gây ung thư aflatoxin

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, aflatoxin thuộc nhóm chất gây ung thư loại 1, là chất có khả năng gây ung thư rõ ràng đối với cơ thể con người. Việc cơ thể hấp thụ chất này sẽ phá hủy các mô gan và trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.

Aflatoxin, một chất chuyển hóa thứ cấp được sản xuất bởi loại nấm Aspergillus flavus, là một chất gây ung thư tự nhiên. Tác hại của nó bao gồm hai khía cạnh, một là độc tính cấp tính, độc tính cấp tính là gấp khoảng 68 lần asen, nếu đủ lượng, nó có thể dẫn đến Tu vong ngay lập tức. Thứ hai là độc tính mãn tính, tiếp xúc thường xuyên với số lượng ít, tích lũy theo thời gian có thể dấn đến các bệnh về gan, còn bao gồm cả ung thư gan, ung thư vú.

Bản thân đũa, đặc biệt là đũa tre, gỗ không phát triển aflatoxin, mà đũa không sạch sẽ có xu hướng lưu trữ tinh bột, trong môi trường ẩm ướt, những chiếc đũa này dễ bị mốc, và từ đó sản sinh độc tố aflatoxin. Ngoài ra đũa gỗ, tre sử dụng thời gian dài, có thể bị nứt, những vết nức nhỏ này cũng rất dễ ẩn giấu bụi bẩn, vi khuẩn, sau khi bị nhiễm mốc sẽ sản sinh aflatoxin. Để hạn chế điều này tốt nhất bạn nên thay đũa trong vòng 6 tháng.

Những đôi đũa có dấu hiệu sau cần loại bỏ ngay:

Ảnh minh họa

1. Đũa nham nhở, đổi màu

Nhiều người sau khi rửa đũa không phơi khô hoặc để ráo nước đã đặt ngay vào tủ bát, đũa. Để đũa trong môi trường ẩm ướt trong một thời gian dài, rất dễ sinh sản vi khuẩn, khiến bề mặt đũa trở nên sậm hơn, gây mốc. Một khi đũa bị mốc, hàm lượng aflatoxin trong đó sẽ rất lớn, chất này gây tổn hại đến cơ thể.

2. Đũa đã có vết nứt, khe rãnh

Bất kể loại đũa nào, nếu có dấu hiệu trầy xước, vết nứt… đều khiến vi khuẩn có hại phát triển, vì vậy không nên tiếp tục sử dụng.

3. Đũa có mùi

Đũa đã được rủa sạch, nhưng ngửi vẫn thấy có mùi chua rõ ràng, điều đó có nghĩa là đũa đã bị nhiễm bẩn hoặc vượt quá thời gian sử dụng. Lúc này, vi khuẩn trên đũa phát triển rất nhiều. Nếu tiếp tục sử dụng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào miệng cùng với thức ăn, điều này gây nguy hiểm lớn cho cơ thể.

4. Đũa nhựa bị đổi màu

Đa số đũa nhựa có chất liệu được làm từ melamine và formaldehyd, dùng ở nhiệt độ cao rất dễ phân hủy các chất hóa học có hại, cực kỳ có hại cho cơ thể con người. Do đó khi đũa nhựa bị đổi màu, biến dạng, nên vứt bỏ ngay lập tức.

5, Đũa dùng một lần

Trong quá trình sản xuất, đũa dùng một lần phải được khử trùng bằng lưu huỳnh,và khi ăn lưu huỳnh điôxit do nhiệt sẽ theo thức ăn vào miệng. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ dễ dàng ăn mòn niêm mạc đường hô hấp của con người và gây ung thư.

Hơn nữa, đũa dùng một lần cần phải được tẩy bằng hydro peroxide trong quá trình sản xuất. Hydrogen peroxide có tính ăn mòn cao và dễ dàng ăn mòn miệng, thực quản và thậm chí là dạ dày.

Yến Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (http://vietq.vn/nhung-doi-dua-mang-mam-mong-gay-ung-thu-d165611.html)

Tin cùng nội dung

  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY