Bé chào đời hôm nay

Những động tác giúp vòng bụng săn chắc sau sinh

Ngoài những bài tập làm phẳng vòng bụng, giúp lưng chắc khỏe hơn, bạn có thể kết hợp 4 động tác dưới đây với các bài tập tim mạch (cardio) như chạy bộ, đi bộ, đạp xe... để vòng 2 thon gọn sẽ là mục tiêu không còn xa vời!

Nâng đầu vai

Nằm dưới sàn, cong đầu gối chân phải, bàn chân phải đặt trên sàn, chân trái duỗi thẳng, 2 tay để dưới lưng. Nhấc khuỷu tay và hít thật sâu. Khi thở ra, co cơ bụng lại và cong đầu, cổ, vai lại để vai lên cách sàn vài cm. Giữ tư thế trong vài giây rồi hạ đầu, cổ, vai, khuỷu tay xuống. Đổi chân và lặp lại. Để tăng cường độ, bạn có thể vừa thực hiện đồng thời nhấc chân duỗi thẳng lên cao rồi hạ xuống

Nâng người một bên

Nằm nghiêng người qua trái, khuỷu tay trái để dưới, để 2 chân đều đặt trên sàn. co cơ vòng bụng lại khi dùng khuỷu tay trái nâng người lên tạo thành đường thẳng từ ngón chân đến vai. giữ tư thế trong vài giây rồi hạ xuống và đổi bên..

Đứng gánh tạ (squat) một chân

Đứng thẳng, chân phải để phía sau, ngón chân chạm sàn. Dang 2 tay rộng ngang vài. Co cơ vùng bụng lại, đồng thời khuỵu gối chân trái 45 độ, đẩy người về trước, đẩy chân phải ra sau trong khi 2 tay duỗi thẳng về trước, bàn tay hướng vào nhau. Nhẹ nhàng nhấc chân phải lên, giữ tư thế trong vài giây rồi trở vị trí ban đầu và đổi chân.

Dang tay giữ thăng bằng

Đứng thẳng, chân phải duỗi thẳng về sau, ngón chân không chạm sàn. Dang 2 tay lên ngang vai, lòng bàn tay hướng xuống. Co cơ bụng và gập người về trước 45 độ trong khi nhấc chân phải lên hết mức có thể. Giữ thăng bằng trong vài giây rồi hạ chân xuống về vị trí ban đầu. Đổi chân và lặp lại.

Theo Trần Trâm (Theo Prevention) (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/nhung-dong-tac-giup-vong-bung-san-chac-sau-sinh-c85a234900.html)

Tin cùng nội dung

  • Băng huyết sau sinh (BHSS) là 1 trong 5 tai biến sản khoa thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 2 - 10% tổng số ca sinh, là một tai biến đáng sợ đối với các bác sĩ sản khoa.
  • Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi S*nh l*, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và đến sự phát triển thể chất cũng như tâm thần của đứa trẻ khi sinh.
  • Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.
  • Sau khi sinh con, rất nhiều bà mẹ phải đối mặt với tình trạng rụng tóc. Điều này có nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và khắc phục tình trạng này.
  • Sau khi sinh, tình trạng kinh nguyệt trở lại bình thường phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mẹ có cho con bú hay không. Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh và khoảng 90% phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh.
  • Sản phụ sau sinh cơ thể thường rất yếu do mất quá nhiều sức, mất máu khi sinh, cơ thể thay đổi về lượng hoocmon và khí huyết, thường dẫn đến tình trạng người mệt mỏi, kém ăn, đau nhức,
  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY