Khi một đứa trẻ lớn lên không thành công trong cuộc sống, luôn buồn bã chán nản, có nhiều suy nghĩ tiêu cực, rất có thể đó là hậu quả do cách cư xử của bố mẹ trong quá khứ.
Dân gian có câu: "Thương cho roi cho vọt". Vì thương con nên càng phải đánh, càng phải mắng, càng phải nghiêm, có thế sau này con mới nên người.
Nhưng họ nhầm, bởi theo một kết quả nghiên cứu năm 2013 của Đại học Pittsburgh, các bậc phụ huynh có thói quen chửi mắng, quát tháo con, xúc phạm con bằng ngôn từ sẽ ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ một cách nghiêm trọng trong tương lai.
Những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng hồi bé lớn lên thường có biểu hiện cư xử không đúng mực, thậm chí còn có triệu chứng trầm cảm.
Phụ huynh có thể nhẹ nhàng nhắc nhở, có thể chỉ cho bọn trẻ biết chúng làm gì sai và nên sửa ở đâu, thay vì dở dồ, hét ra lửa thở ra khói, hạ thấp con mình.
Đặc điểm này thường có ở những cha mẹ độc đoán. Họ thường yêu cầu cao, kiểm soát chặt chẽ hành vi và kể cả cảm xúc của trẻ; họ luôn bắt con phải tuân theo mệnh lện của mình; họ ít thể hiện tình cảm nồng ấm với trẻ, khi trẻ làm gì sai hoặc thất bại thì cha mẹ sẽ trừng phạt trẻ thậm chí là dùng những hình phạt về thể chất, đánh đòn. Cha mẹ độc đoán không giải thích lý do đằng sau những luật lệ họ đưa ra.
Những đứa trẻ có cha mẹ độc đoán thường không cởi mở, nhút nhát, dễ nổi cáu. Khi lớn lên các em thường có những phản ứng gay gắt với môi trường cấm đoán và sự trừng phạt, đôi khi chúng trở thành những đứa trẻ khó bảo.
Bạn hãy nhớ rằng, nếu chúng ta ít bày tỏ tình cảm với con, chúng sẽ thấy lạc lõng và cô đơn trong chính gia đình của mình. khi chúng ta không lắng nghe cảm xúc và ý kiến của con hoặc thờ ơ với chúng, rất có thể con chúng ta sẽ hành động giống như vậy với người khác. trong tương lai, con có thể khó kết bạn, khó tạo lập các mối quan hệ trong xã hội.
Đối với nhiều người, bản thân họ không hài lòng về cuộc đời của họ. Khi họ mong muốn, ước mơ nhưng không thực hiện được thì họ dành ước mơ đó cho con. Họ truyền những đam mê của chính mình cho con. Có những ông bố bà mẹ rất thích được chơi đàn nhưng do điều kiện sống không cho phép nên họ ép trẻ học đàn theo sở thích của mình. Tuy nhiên, ước mơ của họ không bao giờ trùng hoặc rất ít khi trùng với ước mơ của con. Điều này sẽ gây áp lực cho trẻ.
Áp lực đứa trẻ nhận được từ sự kỳ vọng vô cùng lớn. Trước tiên trẻ phải đối diện với sở thích không phải của mình, thiếu tự tin, ghét bỏ những người xung quanh, đặc biệt là người được so sánh với mình mặc dù có thể không biết đó là ai. Việc quan tâm đến điểm số có nhiều hệ lụy như khiến trẻ phải quay cóp hay học lệch. Ngoài ra, điều đáng nói hơn cả là trẻ hoàn toàn không nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành và luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, chỉ mong đến ngày được nghỉ học, đi chơi…
Thực tế cho thấy, nhiều học sinh học rất giỏi theo đúng kỳ vọng của cha mẹ nhưng khi đi du học thì thất bại ngay lập tức vì không có người nhắc nhở, xây dựng kế hoạch hay mục tiêu thực hiện. Bên cạnh đó là những trường hợp trẻ nói dối, đánh bạn, xé vở hay mắc chứng trầm cảm, hoảng loạn, hoang tưởng, thậm chí Tu tu do những kỳ vọng không hợp lý của cha mẹ hay do áp lực thi cử.