Dinh dưỡng hôm nay

Những lưu ý khi dùng dầu ăn cho bé yêu của bạn

Sau sáu tháng bú sữa mẹ, trẻ cần được ăn dặm thêm các loại đồ ăn khác. Lúc này, dầu ăn rất quan trọng cho việc hấp thu của trẻ. Bạn đã biết nên chọn loại dầu ăn nào để chăm sóc tốt nhất cho chế độ dinh dưỡng của trẻ

1. Vai trò của dầu ăn trong chế độ dinh dưỡng của trẻ

    Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, bạn cần bổ sung chất béo cho bé bằng dầu ăn. Dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ …). Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể (A, D, E, K ), giúp hoàn thiện cấu trúc như mô não và một số hóc-môn quan trọng khác…

2. Bạn nên chọn loại dầu ăn nào?

2.1 Dầu ô-liu

    Dầu ô-liu chứa các a-xít béo được tìm thấy trong sữa mẹ, vitamin A, C, D, E, K và vitamin nhóm B. Chúng giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt. Các a-xít oleic giúp trí não phát triển, ngăn ngừa hoặc hạn chế hen suyễn. Bổ sung dầu ô-liu trong chế độ ăn của bé còn giúp nhuận tràng, giảm táo bón.

2.2 Dầu vừng

    Dầu vừng chứa nhiều vitamin E, một chất chống ô-xy hóa bảo vệ tim và làm giảm nguy cơ ung thư, vitamin K cần cho cơ chế đông máu. Nó cũng chứa chất béo không bão hòa, giúp bé phát triển và bảo vệ khỏi bệnh tim mạch khi trưởng thành.

2.3 Dầu cá hồi

    Loại dầu này giàu omega 3, thường thấy trong các loại hải sản, tốt cho sự phát triển của da, mắt và não. Chất này giúp bé thông minh hơn, cải thiện thị lực, tăng cường miễn dịch, ngăn chặn bệnh eczema, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, tiểu đường type 2, trầm cảm và giảm hiếu động thái quá.

2.4 Dầu gấc

    Dầu gấc có chứa beta-carotene (nhiều gấp 10 lần so với cà-rốt), lycopene (cao gấp 70 lần so với cà chua), vitamin E, các a-xít béo rất quan trọng cho sự hấp thu chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

3. Cách sử dụng

    Với dầu ô-liu: bạn không nên cho bé ăn quá nhiều vì dễ gây tiêu chảy. Bạn chỉ cho một thìa cà-phê dầu vào một bát bột hoặc cháo.

    Với dầu vừng: Nếu bé đang bú sữa mẹ, bạn có thể bổ sung dầu vừng vào chế độ ăn của mình, nhờ đó bé sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ loại dầu này. Bạn cũng có thể dùng để nấu bột hoặc cháo cho bé, nhưng sau khi chế biến món ăn xong bạn mới cho dầu vừng vào để bảo toàn dưỡng chất.

    Với dầu cá hồi: chỉ cho vào các món ăn sau đã múc thức ăn ra bát và để nguội khoảng 50°C.

    Dầu gấc: Để bổ sung vi chất và phòng chống suy dinh dưỡng cho con, khi bột, cháo chín, bạn thêm một thìa cà-phê dầu gấc vào bát, trộn đều, để nguội rồi cho bé ăn.

Lưu ý khi sử dụng dầu ăn cho trẻ

    Mỗi loại dầu ăn đều có ưu điểm riêng vì vậy, các mẹ nên dùng xen kẽ các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ. Hạn chế sử dụng một loại dầu trong suốt thời gian dài dễ gây nên hiện tượng vừa thừa vừa thiếu chất.

    Dầu ăn nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và ôxy, vì vậy, nên để dầu ăn ở nơi thoáng, mát, khô, chỉ nên đem chai dầu ra khỏi nơi bảo quản trong thời gian ngắn cần sử dụng. Riêng dầu thực vật có chứa nhiều acid béo bão hòa như dầu dừa, dầu cọ... có thể để ở nhiệt độ phòng.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c2e0ed576801b1a584e5a52)

Tin cùng nội dung

  • Nếu trẻ bị tiêu chảy mà không uống được Oserol, mẹ có thể tìm cách bù nước cho con bằng những phương pháp sau.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY