Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Những món ăn chia cả thế giới ra thành 2 phe rõ rệt: Người cho là “tinh tuý”, kẻ lại sợ đến nỗi nghe nhắc thôi cũng… bỏ chạy!

Quả thật trên đời này luôn có những món ăn khiến “tình anh em” sứt mẻ không ít!

Đã bao giờ bạn vào một hàng ăn và thấy con bạn mình dặn dò chủ quán đủ thứ, nào là không bỏ cho con cái này rồi đừng lấy thêm cái nọ. Trong khi chính bản thân mình lại thấy món ăn mà thiếu đi những thứ đó thì còn gì là "tinh tuý" nữa? Quả thật, trên đời này luôn có những loại đồ ăn gây tranh cãi, sẵn sàng chia ra thành 2 "chiến tuyến" khác nhau: Người thì cực thích, kẻ lại ghét đến nỗi không muốn nhắc tới.

Thử xem bạn sẽ theo phe nào trong những "trận chiến đồ ăn" dưới đây nhé!

Đầu tiên phải nhắc đến ngay chính là "đệ nhất gây tranh cãi" hành lá. Số lượng người không ăn được món này chắc cũng tỷ lệ thuận với số người ăn gì cũng phải bỏ hành vào cho bắt mắt!

Team thích ăn hành thì những món càng ngập tràn màu xanh lá lại càng bắt mắt và ngon miệng!

Riêng những người đã không thích ăn rồi thì dù là 1 cọng hành cũng phải gắp ra khỏi tô cho bằng được!

Đứng vị trí số 2 không đâu khác chính là sầu riêng - một loại trái cây "thơm lừng" đúng nghĩa. Không chỉ gây ám ảnh với người phương Tây, sầu riêng còn bị nhiều người châu Á "anti" không ít vì mùi hương và vẻ ngoài sần sùi.

Đối với những ai yêu thích thì mùi hương của sầu riêng quả là khó cưỡng lại!

Còn đối với những người thế này thì chỉ cần nghe mùi lúc chưa bổ quả ra thôi đã muốn... chạy 8 hướng!

Mới đây, một cửa hàng đồ ăn nhanh ở Singapore còn úp mở về việc cho ra mắt món sandwich kẹp sầu riêng. Ngay lập tức, thông tin này bị cư dân mạng cho là trò "lừa tình" nhân ngày Cá Tháng Tư mà thôi, đủ hiểu họ không hề chào đón món ăn này tí nào!

Không chỉ hành lá, hội ghét ngò (rau mùi) còn miêu tả món ăn này có mùi như… kem đánh răng kết hợp với bọ xít. Thậm chí, họ còn yêu cầu bỏ hết ngò ra khỏi các món ăn như bánh mì, phở, bún,...

Hội thích ngò sẵn sàng cho nó vào bất kỳ món ăn nào vì mùi vị thơm đặc trưng.

Riêng người nước ngoài thì không mấy "mặn mà" với loại rau này cho lắm. Trong ảnh là một anh Tây chia sẻ mình yêu thích bánh mì nhưng lại cực ghét rau mùi, và "không rau mùi" là cụm từ đầu tiên mà anh ta học được ở Việt Nam.

Cũng tương tự như hành và ngò, ớt là một loại gia vị có thể chia hẳn thế giới ra làm 2 phe: Thích ăn cay và sợ ăn cay. Có người ăn gì cũng cho ớt vào để tăng thêm vị giác, còn số khách thì không!

Đối với hội cuồng ăn cay thì những bức ảnh như thế này quả là kích thích vị giác!

Đến nỗi, ăn há cảo mà phải bỏ vào cả đống sa tế như thế này mới chịu!

Tiếp theo, trân châu cũng là một món cũng gây tranh cãi không ít trên bản đồ ẩm thực thế giới. Một số người cho rằng uống trà sữa mà không có trân châu thì uống làm gì, đến nỗi còn phát minh ra cả những món cực "khó hiểu" thế này khiến hội còn lại chỉ biết lắc đầu bỏ chạy!

Hai bức ảnh nói lên tất cả: Một team thích ăn bún đậu với mắm tôm, trong khi hội còn lại chỉ biết trung thành cùng nước tương vì không thể nào ngửi nổi mùi "khắm" của loại gia vị này!

Món pizza với topping ngập tràn dứa này có tên là Pizza Hawaii. Đây là một trong những loại pizza bị "anti" nhất trên thế giới hiện nay vì nhiều người cho rằng nó đã phá vỡ đi tính truyền thống của ẩm thực Ý. Tuy vậy, số khác vẫn cực kỳ tận hưởng món ăn độc đáo này!

Thậm chí trong nhiều kệ hàng siêu thị ở nước ngoài, người ta còn sẵn sàng bỏ lại loại Pizza Hawaii này trong khi những loại khác thì... hết sạch?!

Đối với hội ghét bạc hà, họ cho rằng những thứ có hương vị này (điển hình là kem chocomint trong ảnh) lúc ăn chẳng khác nào vị... kem đánh răng, hay chính xác hơn là "kem đánh răng đông lạnh"!

Cùng với bộ 3 hành - ngò - ớt, tỏi cũng là một loại gia vị mà nhiều người trên thế giới không thể nào "cảm" nổi. Họ cho rằng ăn tỏi sẽ bị... hôi miệng và nặng mùi cơ thể, trong khi đối với một số người khác thì đồ ăn có thêm tí tỏi phi sẽ thơm ngon hơn.

Cuối cùng, nhiều người trong chúng ta chắc hẳn đều không thể nào ăn được đồ sống, riêng các loại thịt, cá đều nên nấu chín mới ăn được. Tuy vậy, đồ sống vẫn được xem là tinh tuý ẩm thực tại nhiều quốc gia châu Á.

Theo Trí Thức Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-mon-an-chia-ca-the-gioi-ra-thanh-2-phe-ro-ret-nguoi-cho-la-tinh-tuy-ke-lai-so-den-noi-nghe-nhac-thoi-cung-bo-chay-188419.html)

Tin cùng nội dung

  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 9/10 thông báo hơn 350 triệu người trên toàn cầu đang bị trầm cảm, theo hãng tin AAP của Úc.
  • Thế giới hiện có khoảng 150 triệu người bị trầm cảm, trên 125 triệu người bị ảnh hưởng do sử dụng rượu, trên 40 triệu người bị động kinh và 24 triệu người bị mất trí.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY