An toàn thực phẩm hôm nay

Những món ngon không nên ăn khi cảm cúm

Bạn cần tránh nhiều món ăn ngon như sò, tôm, dứa, đu đủ, bánh kẹo... khi bị cảm cúm.

Kẹo

Những món ngon không nên ăn khi cảm cúm

Những viên kẹo chứa đầy đường là thứ bạn cần tránh ngay lập tức để có sức khỏe tốt hơn, đặc biệt là khi bạn bị ốm. Đường gây ra chứng viêm, làm hại các tế bào bạch cầu dẫn tới suy giảm miễn dịch của cơ thể.

Dù trẻ nhỏ có đòi kẹo khi ốm, cha mẹ cũng không được cho ăn để đảm bảo các tế bào chống lại bệnh tật hoạt động hết công suất.

Ớt

Bạn hãy giảm các yếu tố gia vị, ít nhất cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Các loại thực phẩm cay như ớt là thứ cần tránh khi bạn bị ốm, đặc biệt nếu sổ mũi là một trong những triệu chứng bệnh. Chất capsaicin trong ớt kích thích hốc mũi, khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn.

Đu đủ

Loại trái cây nhiệt đới này có khả năng giải phóng histamine mạnh. Histamine khiến cho hốc mũi của bạn sưng lên, dẫn đến nghẹt mũi. Tránh cắt đu đủ cho đến khi mũi thông thoáng và không còn tắc nghẽn.

Dứa

Những món ngon không nên ăn khi cảm cúm

Đây là thực phẩm nhiệt đới mà bạn tốt nhất nên tránh cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Trái cây màu vàng có hàm lượng histamine cao, hợp chất có thể làm cho một số triệu chứng cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn. 

Chuối

Chuối có một số lợi ích đáng kinh ngạc, nhưng tốt nhất hãy thưởng thức chúng khi bạn đang khỏe mạnh. Trái cây này kích hoạt giải phóng histamine, đây là điều bạn cần tránh khi bị ốm.

Ngoài ra, chuối có hàm lượng đường cao, nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm và giảm hiệu quả phản ứng của hệ miễn dịch đối với bệnh tật.

Khi khỏe trở lại, bạn chắc chắn nên bổ sung chuối vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Tôm

Hãy nói lời tạm biệt với loại sinh vật có vỏ khi bạn bị ốm, đặc biệt nếu bạn muốn tránh kích ứng xoang. Tôm và hầu hết các động vật có vỏ khác chứa các hợp chất kích hoạt giải phóng histamine làm trầm trọng thêm cảm giác tắc nghẽn và ngột ngạt.

Hàu

Hàu giúp ích cho hoạt động S*nh l* của nam giới nhưng ít tác dụng trong việc chữa cảm lạnh thông thường. Trên thực tế, hàu có thể làm cho các triệu chứng bệnh của bạn tồi tệ hơn vì chúng chứa histamine.

Thịt đỏ

Những món ngon không nên ăn khi cảm cúm

Hãy bỏ qua món bít tết nếu bạn đang đối mặt với chứng buồn nôn hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Các bác sĩ khuyến nghị loại bỏ thực phẩm giàu chất béo nếu dạ dày của bạn có vấn đề.

Thịt đỏ thường có hàm lượng chất béo cao hơn các dạng protein khác, nên đó không phải là lựa chọn tốt nhất cho những ngày ốm.

Pizza

Các thành phần của bánh pizza có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh, vì vậy việc kết hợp tất cả chúng lại là một cơn ác mộng. Hàm lượng chất béo bão hòa cao trong phô mai có thể gây viêm. Cà chua được biết đến là loại quả sản sinh histamine, đồng nghĩa nước sốt dễ khiến bạn cảm thấy tắc nghẹt mũi.

Cà phê

Những món ngon không nên ăn khi cảm cúm

Hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất khi cơ thể được cung cấp đủ nước. Cà phê làm cơ thể mất nước và khiến tình trạng đau nhức cơ trở nên tồi tệ hơn. 

Vì caffeine trong cà phê là chất lợi tiểu, sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều. Kết hợp với các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, caffeine sẽ khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.

Bia rượu

Uống bia sẽ làm bạn mất nước, đó chính là điều bạn cần tránh khi ốm. Trong khi đó, rượu là một trong những thực phẩm dễ gây viêm nhiễm. Rượu vang cũng chứa chất histamine tự nhiên khiến mô mũi của bạn sưng lên, nghẹt mũi nghiêm trọng hơn.

An Yên (Theo Eat this)

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/nhung-mon-quen-thuoc-khong-nen-an-khi-cam-cum-726049.html)

Tin cùng nội dung

  • Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây vô sinh ở nam giới là do chất lượng và số lượng tinh trùng không đảm bảo cho một cuộc thụ thai thành công.
  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY