Người bị dị ứng với cá nên tránh loại thực phẩm này bởi khi ăn cá, có thể xuất hiện dấu hiệu mẩn đỏ, ngứa da, nổi mề đay, nôn ói, phù nề, khó thở, hắt hơi nhiều do co thắt khí phế quản, tụt huyết áp, sốc phản vệ.
Người bị gan, thận yếu nên hạn chế ăn cá. Bởi vì, cá chứa nhiều Protein, chất này chủ yếu được chuyển hóa ở gan, thận, nếu hấp thụ quá nhiều Protein sẽ làm tăng gánh nặng cho các bộ phận này. Tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm giàu Protein, đặc biệt là cá biển (cá trích, cá ngừ, cá mòi...) để không làm bệnh cũng như sức khỏe xấu đi.
Người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cá vì cá chứa nhiều dinh dưỡng và chất đạm ăn nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Bệnh rối loạn tiêu thường hóa gây ra cảm giác đau bụng, khó chịu... khiến cuộc sống của bạn gặp nhiều phiền toái.
Người bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế ăn cá và bổ sung các loại thịt trắng như thịt gia cầm vào thực đơn hằng ngày. Ngoài ra, nên uống khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia 6-8 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng là tốt nhất.
Người mắc bệnh nên nên ăn ít hoặc không ăn cá vì cá chứa nhiều Purine. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy thành Axit Uric. Axit Uric cao chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Gout
Cá là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, Protein, kẽm, sắt... Ăn quá nhiều cá sẽ bị thừa đạm gây đau khớp, sưng tấy. Vì vậy, người bị mắc bệnh xương khớp cũng không nên ăn nhiều thực phẩm này.
Người bị suy giảm chức năng sinh sản nên hạn chế ăn cá, đặc biệt là một số loại cá lại có chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá thu to, cá ngừ. Bởi vì, các nghiên cứu chỉ ra rằng những người đan ông bị suy giảm khả năng sinh sản một phần nguyên nhân là do lượng thủy ngân tích trong cơ thể cao. Khi thủy ngân vào cơ thể, kết hợp với các tế bào hồng cầu sẽ cản trở chức năng của các tế bào sinh sản.