Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những người mang Tết hồng cho người bệnh

Ngày hội hiến máu Tết hồng cho em vừa được tổ chức cuối tuần qua nhằm huy động lượng máu phục vụ cho người bệnh điều trị trước Tết Nguyên Đán 2019, đã tiếp nhận 500 đơn vị máu.

Đóng góp vào sự thành công của ngày hội là những người tham gia hiến máu, các tình nguyện viên, nhân viên tham gia tiếp nhận máu, thành viên ban tổ chức…


Chương trình tiếp nhận khoảng 500 đơn vị máu.

Cô sinh viên năm cuối và lần hiến máu thứ 10

Bất ngờ vì được Ban tổ chức ngày hội "Tết hồng cho em” tuyên dương trong lần hiến máu đặc biệt này, Ngô Thị Huế (SN 1997, Học viện Ngoại giao) chia sẻ về cách mà cô bạn có được bảng "thành tích” đáng nể: "Trong một năm trở lại đây, cách đều đặn 3 tháng một lần, mình lại đi hiến máu. Nếu biết sự kiện diễn ra ở trường hoặc xung quanh, mình đều góp mặt. Khi thấy lần hiến máu trước đã cách đủ 3 tháng, mình chủ động đến Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương hoặc các điểm hiến máu lưu động để tham gia hiến máu. Ngoài ra, theo dõi những hoạt động truyền thông kêu gọi của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương về tình trạng khan hiếm máu, mình cũng cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia”.Bạn Ngô Thị Huế nhận phần quà đặc biệt từ ban tổ chức là tấm thiệp có chữ ký của các cầu thủ Đội tuyển Việt Nam. Anh Đặng Ngọc Điệp, nhân viên văn phòng đã 10 lần tham gia hiến máu.Nhóm bạn cùng cơ quan của anh Đặng Ngọc Điệp. Chị Ngô Thanh Tâm đến làm từ thiện tại Viện, chị tranh thủ tham gia hiến máu. Được biết đây là lần hiến máu thứ 7 của chị Tâm.

Nhân viên tiếp nhận máu – những hành trình không quản ngày đêm

Là những người trực tiếp lấy máu, công việc của các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên thường xuyên di chuyển đến rất nhiều điểm hiến máu khác nhau. Có những hành trình diễn ra trong ngày, có những những chuyến đi được chuẩn bị từ tối hôm trước và kết thúc vào tối muộn ngày hôm sau.Lịch hiến máu Tết sẽ dày hơn so với ngày thường, mỗi ngày 7-8 lịch. Người hiến máu đông hơn đồng nghĩa với việc kiên trì ngồi cả ngày cũng rất vất vả. Nhưng không khí Tết, sự nhiệt tình mà chính các bạn tình nguyện viên, người hiến máu mang đến chương trình đã giúp các anh, chị làm công tác chuyên môn quên đi mệt mỏi.


Chị Nguyễn Thị Huế mong muốn người hiến máu nhắc lại sẽ đến nhiều hơn.
Chị Nguyễn Thị Huế, đã có 3 năm gắn bó với công việc, bày tỏ mong muốn người hiến máu nhắc lại sẽ đến nhiều hơn để lượng máu tiếp nhận ổn định và nhất là có đủ máu phục vụ trong dịp cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên Đán hay dịp hè hằng năm.

Xếp hàng chờ khám sức khỏe trước khi hiến máu.

Những người tổ chức chương trình

Hồ Thị Phương (SN 1998, sinh viên Đại học Ngoại Thương) đã tham gia hoạt động trong đội máu của trường cách đây ba năm. Hiện nay, Phương đảm nhận vai trò là chi hội trưởng Chi hội thanh niên vận động hiến máu 24/1 và đứng trong hàng ngũ ban tổ chức chương trình.Nói về những cảm xúc trong ba năm thực hiện công việc nhân văn này, Phương bày tỏ: "Khi là một tình nguyện viên, em làm việc rất hào hứng và hăng say. Nhưng ở vai trò là ban tổ chức, những tâm huyết của em còn đặt vào các bạn tình nguyện viên, luôn đặt ra mục tiêu làm thế nào để các bạn luôn giữ sự nhiệt huyết qua từng chương trình. Bên cạnh đó là những hành động giúp người hiến máu cảm thấy thoải mái. Chính những điều đó sẽ làm cho hiệu quả công việc tăng lên chứ không chỉ là cảm giác hào hứng của một tình nguyện viên đơn thuần”.

Bạn Hồ Thị Phương đã có 3 năm hoạt động trong Chi hội thanh niên vận động hiến máu 24/1."Có thể các bạn đang còn sợ hiến máu, nhưng hãy thử một lần bước ra khỏi nỗi sợ của bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn của mình để trải nghiệm cảm giác mới. Đó sẽ là những trải nghiệm thú vị trong cuộc đời mỗi người”. – Phương gửi lời nhắn đến những bạn trẻ đang có ý định tham gia hiến máu.

Những tình nguyện viên nhiệt huyết bên thành quả của buổi sáng.Những món quà lưu niệm ngộ nghĩnh dành tặng người hiến máu tình nguyện.Tình nguyện viên Chi hội thanh niên vận động hiến máu 24/1.

Những bạn trẻ chưa từng hiến máu

Gặp tình nguyện viên Khuất Thị Thơm, cô sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Ngoại Thương với dáng người nhỏ nhắn đang nhanh nhẹn rót nước ở khu vực tiếp đón người hiến máu, cô bạn ngập ngừng chia sẻ lý do vì sao mình vẫn chưa một lần hiến máu. Hiện tại, cân nặng của Thơm chưa đạt tiêu chuẩn để tham gia, nhưng bạn đã và đang rất cố gắng là thành viên tích cực của đội máu và Chi hội thanh niên vận động hiến máu 24/1."Có rất nhiều người bệnh cần máu. Một người hiến thì không nhiều, nhưng nhiều người hiến thì sẽ mang lại sự sống cho tất cả mọi người. Hiến máu là một hành động vô cùng nhân văn và ý nghĩa, nếu có thể, hãy chung tay giúp đỡ người bệnh”. – Thơm nói về mong muốn khi tham gia ngày hội.

Tình nguyện viên Khuất Thị Thơm rất cố gắng để có thể hiến máu trong tương lai gần.Người hiến máu vui vẻ chọn quà khi ra về.Những nghĩa cử cao đẹp dù nhỏ nhất nhưng luôn mang lại ý nghĩa lớn cho người bệnh. Cộng đồng, nhất là những bạn trẻ có đủ điều kiện sức khỏe, hãy đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện để những người mắc căn bệnh máu, những em nhỏ được đón một cái Tết khỏe mạnh, ấm áp bên gia đình.

Hải Yến - Công Thắng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-nguoi-mang-tet-hong-cho-nguoi-benh-n152948.html)

Tin cùng nội dung

  • Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY