Dinh dưỡng hôm nay

Những nguyên tắc cần nhớ khi ăn hải sản để tránh ngộ độc

(MangYTe)-Bên cạnh nguyên nhân cơ địa thì hải sản bị nhiễm độc, cách sơ chế, chế biến và tiêu thụ hải sản sai cách cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thủy hải sản cho người sử dụng.

Hải sản là món ăn bổ dưỡng và yêu thích của nhiều người tiêu dùng, tuy nhiên đây cũng là món ăn dễ gây ngộ độc bởi những sơ suất trong quá trình chọn lựa, chế biến và tiêu thụ người người dùng. Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã chỉ ra năm lưu ý cần nhớ khi ăn hải sản để tránh ngộ độc thực phẩm.

1. Chỉ ăn loại hải sản được biết chắc chắn không có chất độc

Người tiêu dùng cần thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ, ít khi được ăn. Nguyên nhân là do các loại hải sản này có thể từng gây ngộ độc khi ăn hoặc không ai biết có gây ngộ độc hay không.

Chỉ nên ăn các hải sản quen thuộc, và chắc chắn không có độc. Ảnh: Hạ Quyên

2. Biết và tránh các loại hải sản được biết có thể chứa chất độc

Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thường có hoặc thỉnh thoảng mới có chất độc. Tuy nhiên bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống chúng ta không thể phát hiện có chất độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tránh ăn.

Các loại hải sản có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển… Người tiêu dùng có thể tham khảo các nguồn thông tin khác và hỏi thêm người dân địa phương. Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường.

3. Chọn hải sản tươi sống

Hải sản nói chung là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, giàu đạm, khi chúng bị ch*t hoặc bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Đơn cử như ở cá ngừ, cá thu khi vi khuẩn xâm nhập sẽ biến thịt của cá thành chất độc gây ngộ đọc cho người ăn. Do đó người tiêu dùng chỉ nên ăn thức ăn được chế biến hợp vệ sinh từ những loại hải sản còn tươi sống, sau chế biến ăn ngay để tránh việc vi khuẩn có hại xâm nhập.

Bên cạnh đó, Trung tâm chống độc Bạch Mai cũng lưu ý, các loại hải sản đông lạnh có thể an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản lạnh iên tục từ khi còn sống tới khi mua và chưa qua hạn sử dụng.

 4. Chỉ nên ăn các hải sản được nấu chín

Chỉ nên ăn các loại hải sản đã được nấu chín. Ảnh: Hạ Quyên

Các vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Có thể có một số phương pháp chế biến thực phẩm không bằng nhiệt nóng (như đun, nấu) nhưng vẫn có thể đủ tiêu diệt các vi trùng để cho phép ăn tươi. Tuy nhiên với chế biến thủ công thì nhất thiết phải bằng đun nấu để tránh ngộ độc thực phẩm.

5. Không sử dụng hải sản ở các vùng ô nhiễm môi trường và nhiễm độc nước biển

Bên cạnh các vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất, có một hiện tượng tự nhiên chỉ xảy ra với biển có thể dẫn tới ngộ độc cho con người khi ăn hải sản gọi là “thủy triều đỏ”. Đây là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường như hồng, tía, xanh lục, nâu hay đỏ. Nguyên nhân do một số loại tảo biển phát triển ồ ạt với số lượng lớn bất thường. Một số loại tảo có chứa chất độc.

Các hải sản lúc bình thường có thể không có độc nhưng khi có thủy triều đỏ có thể mang tảo độc và gây ngộ độc. Do đó, khi đi du lịch hoặc mua hải sản, người tiêu dùng không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có "thủy triều đỏ", đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ như trai, sò, ngao...

Mù tạt, wasabi...không làm ch*t ký sinh trùng trong đồ ăn sống

(PLO)- Mù tạt, wasabi, chanh… không có tác dụng làm chín thức ăn và diệt ký sinh trùng trong hải sản, đồ ăn tươi sống.

HẠ QUYÊN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/an-sach-song-khoe/nhung-nguyen-tac-can-nho-khi-an-hai-san-de-tranh-ngo-doc-892147.html)

Tin cùng nội dung

  • Việc cấp cứu ban đầu rất quan trọng, trong đó có vai trò của các cộng tác viên và cộng đồng khi xảy ra T*i n*n là rất lớn.
  • Ga-rô là biện pháp cầm máu để giúp máu ngừng lưu thông. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, lý tưởng nhất là được ghép thận mới để thay thế thận cũ nhưng chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trong số bệnh nhân này có được may mắn đó.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Sau khi ăn no nếu lao động nặng, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra và lâu dần bị sa dạ dày.
  • Trong số rất nhiều nguồn tài nguyên quý giá khác nhau, phải kể đến nguồn dược liệu rất đa dạng và phong phú từ biển, đảo nước ta.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY