Trong Tương Ưng bộ Kinh có một phẩm Kinh nhắc tới việc Đức Phật nói về thực tế chúng sinh cầu nguyện mỗi ngày:
“Thời điểm Đức Thế Tôn đang ở Nàlandà, tại rừng Pàvàrikamba, một vị thôn trưởng đến đảnh lễ và hỏi Ngài:- Này thôn trưởng, hãy nghĩ về một người sát sinh, vơ vét tiền của người khác, sống tham đắm đuổi theo những dục vọng, có nhiều sân hận, tà kiến; khi người ấy qua đời, mọi người tụ họp cầu khẩn mong họ được sinh về Thiên giới?
Này thôn trưởng, ví như có người lấy một tảng đá lớn ném xuống hồ sâu, rồi tụ họp lại cầu khẩn, mong rằng tảng đá hãy nổi lên. Ông nghĩ thế nào, tảng đá ấy do nhân duyên cầu khẩn mà có thể nổi lên không?
- Cũng vậy, những người sống theo ác hạnh như trên, khi mạng chung dù được cầu nguyện sinh Thiên giới nhưng vẫn phải đọa vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ.
Ông nghĩ thế nào, này thôn trưởng, khi có một người từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không được cho, từ bỏ sống tà hạnh, không vọng ngữ... có chánh tri kiến; khi người ấy mạng chung, mọi người tụ họp cầu khẩn, mong rằng người này bị đọa vào địa ngục?
Đức Phật đưa ra ví dụ rằng, ví như có người nhận chìm một ghè sữa đông, hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu rồi đập bể ghè ấy. Ở đây, ghè ấy trở thành từng miếng vụn, hay từng mảnh vụn và chìm xuống nước.
Còn sữa đông hay dầu thời nổi lên trên. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chắp tay đi cùng khắp để cầu cho sữa đông và dầu chìm sâu xuống, còn cái ghè đá thì nổi lên.
Nhưng mà sữa đông và dầu ấy vẫn không bị chìm xuống và cái ghè đá cũng không thể nổi lên theo sự cầu khẩn của đám đông.
- Ông nghĩ thế nào, dầu ấy do nhân duyên cầu khẩn mà có thể chìm xuống đáy hồ?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
Câu chuyện về Đức Phật nói trên đã chỉ rõ rằng, không phải cứ phạm hết tội lỗi này tới tội lỗi khác rồi chỉ cần cầu nguyện là mọi thứ được xóa bỏ. Bất cứ cá nhân nào bao gồm cả Phật đều chịu sự chi phối của nhân - quả nghiệp báo.
Do đó, việc ta gieo nhân nào thì gặp quả nấy, có nghiệp thì phải trả đó là một điều đương nhiên. Theo đó, người nào sống thanh tịnh, luôn hướng thiện thì chắc chắn người ấy đạt được an lạc. Điều này không có nghĩa là họ luôn có cuộc sống thuận lợi mà là dù có khó khăn thì họ có thể dễ dàng vượt qua được.
Ngược lại, những người tâm địa ác độc thì chắc chắn người ấy sẽ chịu khổ đau mà không một lời cầu đảo, thỉnh nguyện nào có thể làm thay đổi được.
Do đó, nên hiểu rằng cầu nguyện chỉ mang giá trị tinh thần và điều này cũng rất quan trọng, không nên suy nghĩ rằng cầu chẳng được gì mà chẳng muốn nghĩ tới việc cầu nguyện nữa.
Không chỉ mang giá trị tinh thần mà những lời cầu nguyện còn mang sức mạnh tâm linh để tác động hay cảm hóa đến các sinh vật. Các vị thiền sư có thể cảm hóa các loài thú dữ, ngay cả loài cỏ cây nếu được thương yêu, chúng cũng tươi tốt hơn.
Các nhà khoa học đã làm nhiều thí nghiệm để chứng minh cho sức mạnh tinh thần này. Khi một người hoặc nhiều người cùng nhất tâm cầu nguyện, luồng năng lượng tâm linh ấy sẽ tạo ảnh hưởng lên thể chất và tinh thần của người bị bệnh.
Trong đời sống hằng ngày, ta thường gặp nhau và chúc phúc cho nhau được mạnh khỏe, bình an. Nếu những lời chúc ấy có chú tâm, có nhất tâm và định tĩnh, nó sẽ tạo ra nguồn năng lượng lành mạnh để giúp ích cho người được chúc cảm thấy an ổn, nhẹ nhàng. Xem thêm: Nếu đi khắp nơi chạy chữa không khỏi hãy thử niệm Phật chữa bệnh
Đức Phật không chủ trương thần thành hóa việc cầu nguyện vì lo sợ rằng con người việc gì cũng cầu nguyện thần linh, nảy sinh tâm lý ỷ lại vào thần linh có thể cứu giúp họ khi còn sống cũng như sau khi ch*t, cho nên không nỗ lực hoàn thiện bản thân.
Lễ Phật, cầu nguyện là tốt, nhưng đó không phải là cầu nguyện suông. Cầu nguyện phải kết hợp với sống và tu tập đúng theo Chánh Pháp thì mới đúng là lời cầu nguyện chân chính và thiết thực nhất!
Chỉ cần gieo nhân tốt, làm việc tốt, sống đời sống lương thiện thì kết quả sẽ tự nhiên tốt mà thôi, không chỉ cho cả hiện tại mà cả đời sau nữa. Nhưng để làm thế nào gieo nhân tốt là việc không hề dễ, không ai khác mà chính ta là người tìm cách để khám phá ra.
Ngài nói rằng giáo pháp của Ngài như bè qua sông, qua sông rồi thì phải bỏ bè vì cuối cùng vẫn là mỗi cá nhân tự tìm ra con đường của mình. Ngài khuyến khích mọi người nên tìm hiểu và kiểm tra giáo pháp trước khi chấp nhận chúng, như người thợ kim hoàn dùng nhiều cách để thử vàng vậy.
Theo Ngài, người cầu nguyện phải hoàn toàn tự chủ, phải hiểu rõ luật nhân quả và quan trọng là phải thực hành cải ác hướng thiện nhằm mục đích chuyển hóa nghiệp lực của bản thân.
Hay nói cách khác, sự cầu nguyện chỉ đơn giản là phương tiện nhằm mục đích là thắp lên ngọn đèn tỉnh thức trong tâm. Khi ta cầu nguyện là ta nhìn lại những việc mình đã làm, có ý thức hối cải chuyển hóa thân tâm theo hướng tích cực để được an lạc trong cuộc sống.
Khi đó ta sẽ chấp nhận việc một Quả xấu nào đó đến với mình một cách thanh thản vì ta hiểu rằng ta từng gieo Nhân xấu tương tự mà thôi. Nhờ đó mà dù trong hoàn cảnh nào ta cũng cảm thấy nhẹ nhàng, ung dung chứ không hoang mang, hoảng loạn như trước nữa.
Chúng ta muốn được sức khỏe và sống an lạc hạnh phúc, trước tiên ta phải biết siêng năng làm các việc thiện lành, tốt đẹp, sống tiết chế, ngủ nghỉ ăn uống có chừng mực, điều độ và không vui chơi hoạn lạc quá sức. Ta thể hiện lòng từ bi, yêu thương, bình đẳng bằng cách không giết hại, trộm cướp, lừa gạt,... mọi người.