Dinh dưỡng hôm nay

Những tác động là nền móng cho tương lai của trẻ

(MangYTe) - Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Hôn nhân và Gia đình đã chỉ ra những tác động của thời gian mà ba mẹ dành cho con lên thành tích học tập, hành vi và tình cảm của con. Thời gian ba mẹ dành cho con là quan trọng nhưng chất lượng thời gian còn quan trọng hơn nhiều.

Theo bác sĩ bệnh viện nhi đồng tp.hcm, trẻ em cần có thời gian thực sự chất lượng với bố mẹ hay người chăm sóc. đó là những gì có lợi nhất cho các em và ảnh hưởng tích cực khi lớn. bởi vậy, cách chúng ta sử dụng thời gian cho con như thế nào thực sự quan trọng.

Vẫn biết rằng cuộc sống ngày nay quả thực bận rộn. Người lớn ngụp lặn giữa trách nhiệm công việc và cuộc sống để rồi những ngày tháng trôi qua trong chớp mắt. Nhiều phụ huynh nói không có đủ thời gian cho con và hỏi mình liệu việc này có dẫn tới sự chậm phát triển hay không? Một số khác thì luôn cảm thấy mình có lỗi khi phải làm việc cả ngày rồi lại đi tới phòng tập, gặp gỡ bạn bè bên ngoài hay bận bịu những công việc riêng tư khác.

15 phút bên con trọn vẹn còn hơn 15 tiếng - Ảnh 1.

Trẻ em cần có thời gian thực sự chất lượng với bố mẹ hay người chăm sóc. Đó là những gì có lợi nhất cho các em và ảnh hưởng tích cực khi lớn.

đừng quá lo lắng, bố mẹ yêu thương và dành thời gian có chất lượng thực sự bên con sẽ tạo ra những tác động tích cực, không cứ là bạn phải ở bên cạnh con 24/24.

một số lời khuyên của chuyên gia tâm lý dành cho những gia đình bận rộn.

- hàng ngày đều có khoảng thời gian kết nối trực tiếp với con, mặt đối mặt. nhưng đừng nghĩ đây là một lựa chọn hay trách nhiệm, hãy biến nó thành thói quen và thực hiện theo những hình thức khác nhau, như để lại một tờ giấy nhắn trong hộp bút của con, trong nhà vệ sinh hay viết một câu nói khích lệ trên bảng công việc chung/trên tủ lạnh trong nhà.

- Hãy tạo ra một nghi thức đặc biệt giữa bạn và con, vài điều được thực hiện mỗi ngày như là cho con và đọc chung một cuốn sách trước khi đi ngủ.

- Nói với con rằng bố mẹ yêu con mỗi ngày, rằng con quan trọng với bạn thế nào và con khiến bạn cảm thấy thế nào.

- Khuyến khích những hành vi tích cực nơi con. Ví dụ nếu con hoàn thành công việc nào đó mà không cần bố mẹ nhắc nhở, hãy khen ngợi, cảm kích kể cả khi bạn chưa kịp có cơ hội, hãy làm điều đó vào ngày hôm sau.

15 phút bên con trọn vẹn còn hơn 15 tiếng - Ảnh 2.

Chơi với con, mọi lúc mọi nơi có thể.

Ăn cùng con bất cứ khi nào có thể. Nếu không có nhiều thời gian, hãy ăn những bữa ăn đơn giản đòi hỏi ít sự chuẩn bị, một bữa ăn lành mạnh như là vài loại trái cây rồi ngồi trò chuyện với con trong vài phút.

- sắp xếp thời gian để thực hiện một hoạt động mà con lựa chọn. hãy chắc chắn rằng không có gì gây phiền toái hay mất tập trung khi bố mẹ và con cùng tham gia hoạt động (ví dụ ra ngoài chơi vào một dịp cuối tuần và bạn không bị điện thoại của công việc làm phiền).

- chơi với con, mọi lúc mọi nơi có thể, như là khi con tắm, con đánh răng hay mặc quần áo trước khi con tới trường. cười và làm những trò ngớ ngẩn với con, miễn là vui. một chút thời gian cũng sẽ mang lại những tác động tích cực.

15 phút bên con trọn vẹn còn hơn 15 tiếng - Ảnh 3.

Kết nối với con bằng những cách có ý nghĩa, phù hợp với lối sống và mối quan hệ trong gia đình

- tắt các thiết bị công nghệ, điện thoại, tivi, laptop khi đang dành thời gian cho con. cố gắng đừng nhắn tin, nghe điện thoại, lướt mạng xã hội hay xem tivi khi chơi và hoạt động cùng con. thà mỗi ngày có 15 phút bên con không đồ công nghệ và tập trung vào con còn hơn là ở bên con 15 tiếng nhưng bố mẹ lúc nào cũng bị phân tán hay tranh thủ lướt điện thoại và mạng xã hội.

Kết nối có ý nghĩa thực sự là thời gian dành cho con như thế nào, không phải là bao lâu. Hãy giữ nó đơn giản và kết nối với con bằng những cách có ý nghĩa, phù hợp với lối sống và mối quan hệ trong gia đình.

MỘC LAN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/nhung-tac-dong-la-nen-mong-cho-tuong-lai-cua-tre-20210408171531732.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY