Vì thế người ta đã phải thành lập những ủy ban đánh giá để giúp xây dựng những tiêu chuẩn đạo đức cho nghiên cứu khoa học.
Ở Mỹ, các hội đồng đánh giá ở các cơ sở nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh các nghiên cứu. Mặc dù nhiều quốc gia cũng có những cơ quan tương tự, song những nghiên cứu phi đạo đức vẫn tiếp tục diễn ra, phần lớn là do sự khác biệt trong các hướng dẫn đạo đức về nghiên cứu trên động vật và theo đuổi kiến thức bằng bất cứ giá nào.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang New York đã tìm ra cách để điều khiển chuột từ xa. Họ tuyên bố rằng những con vật này có thể giúp ích cho con người bằng cách thực hiện những công việc nguy hiểm và khó khăn.
Chuột làm “ứng cử viên” tốt cho này vì kích thước nhỏ và phạm vi năng lực thể chất của chúng. Công nghệ vẫn đang ở giai đoạn đầu và chỉ có thể phát hiện tín hiệu cách xa 460 mét.
Tuy nhiên, giá thành rẻ của chuột và thiết bị khiến thành tựu này trở nên đáng sợ. Thậm chí còn đáng lo ngại hơn nữa là việc một sinh vật có thể bị điều khiển bởi máy tính.
Các nhà nghiên cứu đã điều khiển chuột bằng cách sử dụng máy tính để gửi tín hiệu điện qua não và ra lệnh cho chuột. Về cơ bản, chúng trở thành nô lệ sẵn sàng phục tùng ý thích của các nhà khoa học, những người đã kích thích các trung tâm khoái cảm trong não chuột.
Nếu này trở thành bước đệm trong việc điều khiển trí não của các loài động vật khác và rất có thể là con người, thì tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nguy cơ mất quyền tự chủ của mình vào tay người khác. Điều này có thể không xảy ra, nhưng khả năng của nó vẫn còn đáng lo ngại.
Công nghệ có thể giúp tạo ra những nô lệ hay công dân hoàn hảo. Họ thậm chí sẽ không muốn trốn thoát hay nổi loạn và sẽ bị lừa làm bất cứ điều gì mà chủ nhân của họ mong muốn, tất cả chỉ để đổi lấy một cú sốc điện “sung sướng”.
Tử cung nhân tạo rất phổ biến trong các tác phẩm viễn tưởng, và các nhà đang tiến gần hơn bao giờ hết đến việc phát triển một thiết bị như vậy ngoài đời thực. Họ đã chế tạo được tử cung nhân tạo giúp những con cừu đẻ non phát triển bình thường. Thiết bị trông giống như một cái túi nhựa lớn, trong suốt với những dây nối.
Tử cung nhân tạo
Mục tiêu của nghiên cứu là cải thiện tỷ lệ sống và chất lượng cuộc sống của những em bé sinh non, nhiều em trong số này bị bại não và biến chứng hô hấp. Tuy nhiên, hậu quả có thể bao gồm rất nhiều vấn đề về đạo đức.
Nếu có thể hoàn toàn “sản xuất” ra con người mà không cần tử cung người mẹ, thì việc làm này có thể thay thế cho sinh nở tự nhiên. Nhiều phụ nữ có thể thích sinh con ở ngoài cơ thể hơn vì lý do sức khỏe hoặc vì sợ “mất dáng”. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng cho phụ nữ vô sinh và các cặp đồng tính nam.
Tuy nhiên, công nghệ cũng gây ra mối đe dọa về ưu sinh và kiểm soát dân số nếu phụ nữ bị triệt sản, khiến những người có quyền tiếp cận tử cung nhân tạo là những người duy nhất có thể sinh sản. Khả năng ra đời tử cung nhân tạo là rất đáng sợ.
Tái sinh những giống loài đã tuyệt chủng nghe có vẻ rất hấp dẫn, nhưng nó có thể dẫn đến một loạt các vấn đề như được mô tả trong bộ phim Công viên kỷ Jura.
Năm 2003, động vật tuyệt chủng đầu tiên, Pyrenean ibex, đã được tái sinh, chỉ để lại bị ch*t và khiến phân loài này tuyệt chủng một lần nữa. Chưa đầy hai thập kỷ sau, các nhà khoa học đang hy vọng sẽ làm sống lại những con voi ma mút lông xoăn.
Đầu tiên, họ phải giải trình tự AND của voi ma mút. Họ dự định sử dụng voi châu Á làm mẹ thay thế. Nếu mọi việc diễn ra trôi chảy, chúng ta có thể sẽ được ngắm những con voi ma mút trong sở thú, chứ không phải trong tự nhiên.
Việc tái sinh đặt ra những vấn đề đạo đức khi đem một giống loài đã tuyệt chủng đến một thế giới đã biến đổi hoàn toàn mà chúng có thể không thích nghỉ hoặc sống sót được. Ngoài ra, khả năng tái sinh một giống loài có lẽ sẽ không bao giờ sống được một lần nữa trong tự nhiên dường như là một sự lãng phí tài nguyên. Tiền để tài trợ cho các dự án này có thể được sử dụng tốt hơn để giúp bảo vệ các loài khác khỏi sự tuyệt chủng thay vì đóng vai của Chúa.
Ý tưởng đưa các loài đã tuyệt chủng trở lại có thể rất thú vị, nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi phải làm gì nếu, giả dụ, người Neanderthal được tái sinh. Trong tương lai, có thể sử dụng CRISPR để “sản xuất” ra người Neanderthal bằng cách sử dụng chính chúng ta hoặc tinh tinh để làm mẹ thay thế. Điều này có thể gây ra rất nhiều đau khổ vì nhiều cá thể nhân bản dễ gặp vấn đề về sức khỏe và thường ch*t trẻ.
Người Neanderthal
Ngoài ra, cuộc sống có thể sẽ rất khó khăn đối với một người Neanderthal-thời-hiện-đại. Họ sẽ bị trêu chọc và bắt nạt do các đặc điểm cơ thể và khuôn mặt, sức mạnh thể chất lớn hơn và mức độ trí tuệ khác với chúng ta. Cho dù họ có được coi là con người và không bị buộc phải làm nô lệ hoặc cấp dưới của chúng ta trong xã hội.
Năm 2010, một phòng thí nghiệm đã thông báo rằng họ đã tạo ra dạng sự sống nhân tạo đầu tiên. Phần gây tranh cãi của thí nghiệm là các nhà nghiên cứu đã làm thay vai trò của Mẹ Tự nhiên. Họ hy vọng việc tạo ra các dạng sự sống tổng hợp sẽ giúp giải quyết các vấn đề cấp bách của thế giới như an ninh năng lượng, ô nhiễm và bệnh tật.
Sự sống nhân tạo
Tuy nhiên, hậu quả tiêu cực tiềm ẩn là rất lớn, đặc biệt là vì chúng ta sẽ tạo ra thứ gì đó chưa từng tồn tại một cách tự nhiên. Các dạng sự sống mới có thể tàn phá chúng ta hoặc các sinh vật khác. Sự nguy hiểm của các dạng sự sống nhân tạo là chúng ta có thể tạo ra thứ gì đó mà chúng ta không hiểu liệu nó có thể “đâm sau lưng” chúng ta hay không.
Đối với con người, bộ xương ngoài (exoskeletons) là thiết bị được mang trên người để cải thiện sức mạnh và khả năng đi lại, điều mà hầu hết mọi người mong muốn. Thiết bị Active Pelvis Orthosis (APO) đã được chế tạo bởi các nhà khoa học châu Âu để ngăn ngừa té ngã, một tình trạng nguy hiểm cho người già.
Tuy nhiên, những bộ xương ngoài này gây ra nhiều tranh cãi về đạo đức, từ chi phí đến nghỉ hưu. Ít nhất là ban đầu, chúng có lẽ chỉ dành cho những người giàu có do giá thành đắt đỏ. Bộ xương ngoài cũng có thể được sử dụng để nâng tuổi nghỉ hưu lên mức cao hơn và buộc người cao tuổi phải làm việc nhiều hơn.
Bộ xương ngoài
Những thiết bị này cũng có thể được sử dụng bởi những người hoàn toàn khỏe mạnh và phù hợp để tăng cường khả năng thể chất của họ. Điều này có thể dẫn đến vô số vấn đề: robot tăng cường trong thể thao, nâng cao sức mạnh của binh lính và thời gian lao động dài hơn. Bằng cách ganh đua để cải thiện sức mạnh, chúng ta có thể kết thúc tồi tệ hơn.
Ý tưởng ghép đầu người nghe có vẻ xa vời. Tuy nhiên, một bác sĩ người Y là Sergio Canavero đã tuyên bố sửa chữa thành công tủy sống bị cắt của chuột. Mặc dù nhiều người nghi ngờ, nhóm của ông hy vọng sẽ thử nghiệm kỹ thuật trên những chú chó.
Có nhiều vấn đề đạo đức xung quanh ý tưởng này. Đầu tiên, giống như nhiều bộ phận cơ thể được ghép, não có thể bị từ chối và bệnh nhân sẽ phải dùng Thu*c để cố gắng ngăn chặn điều này sau một thủ thuật cực kỳ nguy hiểm. Những Thu*c ức chế miễn dịch này có tác dụng phụ bao gồm loãng xương, yếu cơ và lượng đường trong máu cao.
Ngoài ra, việc ghép đầu người, nếu thành công, còn dẫn đến nhiều câu hỏi về danh tính. Có cơ thể hoàn toàn mới có thể gây chấn thương cho bệnh nhân và làm tăng ác cảm đối với việc hiến tạng vốn đã gặp nhiều khó khăn.
Ở Mỹ, các hội đồng đánh giá ở các cơ sở nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh các nghiên cứu. Mặc dù nhiều quốc gia cũng có những cơ quan tương tự, song những nghiên cứu phi đạo đức vẫn tiếp tục diễn ra, phần lớn là do sự khác biệt trong các hướng dẫn đạo đức về nghiên cứu trên động vật và theo đuổi kiến thức bằng bất cứ giá nào.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang New York đã tìm ra cách để điều khiển chuột từ xa. Họ tuyên bố rằng những con vật này có thể giúp ích cho con người bằng cách thực hiện những công việc nguy hiểm và khó khăn.
Chuột làm “ứng cử viên” tốt cho này vì kích thước nhỏ và phạm vi năng lực thể chất của chúng. Công nghệ vẫn đang ở giai đoạn đầu và chỉ có thể phát hiện tín hiệu cách xa 460 mét.
Tuy nhiên, giá thành rẻ của chuột và thiết bị khiến thành tựu này trở nên đáng sợ. Thậm chí còn đáng lo ngại hơn nữa là việc một sinh vật có thể bị điều khiển bởi máy tính.
Các nhà nghiên cứu đã điều khiển chuột bằng cách sử dụng máy tính để gửi tín hiệu điện qua não và ra lệnh cho chuột. Về cơ bản, chúng trở thành nô lệ sẵn sàng phục tùng ý thích của các nhà khoa học, những người đã kích thích các trung tâm khoái cảm trong não chuột.
Nếu này trở thành bước đệm trong việc điều khiển trí não của các loài động vật khác và rất có thể là con người, thì tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nguy cơ mất quyền tự chủ của mình vào tay người khác. Điều này có thể không xảy ra, nhưng khả năng của nó vẫn còn đáng lo ngại.
Công nghệ có thể giúp tạo ra những nô lệ hay công dân hoàn hảo. Họ thậm chí sẽ không muốn trốn thoát hay nổi loạn và sẽ bị lừa làm bất cứ điều gì mà chủ nhân của họ mong muốn, tất cả chỉ để đổi lấy một cú sốc điện “sung sướng”.
Tử cung nhân tạo rất phổ biến trong các tác phẩm viễn tưởng, và các nhà đang tiến gần hơn bao giờ hết đến việc phát triển một thiết bị như vậy ngoài đời thực. Họ đã chế tạo được tử cung nhân tạo giúp những con cừu đẻ non phát triển bình thường. Thiết bị trông giống như một cái túi nhựa lớn, trong suốt với những dây nối.
Mục tiêu của nghiên cứu là cải thiện tỷ lệ sống và chất lượng cuộc sống của những em bé sinh non, nhiều em trong số này bị bại não và biến chứng hô hấp. Tuy nhiên, hậu quả có thể bao gồm rất nhiều vấn đề về đạo đức.
Nếu có thể hoàn toàn “sản xuất” ra con người mà không cần tử cung người mẹ, thì việc làm này có thể thay thế cho sinh nở tự nhiên. Nhiều phụ nữ có thể thích sinh con ở ngoài cơ thể hơn vì lý do sức khỏe hoặc vì sợ “mất dáng”. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng cho phụ nữ vô sinh và các cặp đồng tính nam.
Tuy nhiên, công nghệ cũng gây ra mối đe dọa về ưu sinh và kiểm soát dân số nếu phụ nữ bị triệt sản, khiến những người có quyền tiếp cận tử cung nhân tạo là những người duy nhất có thể sinh sản. Khả năng ra đời tử cung nhân tạo là rất đáng sợ.
Tái sinh những giống loài đã tuyệt chủng nghe có vẻ rất hấp dẫn, nhưng nó có thể dẫn đến một loạt các vấn đề như được mô tả trong bộ phim Công viên kỷ Jura.
Năm 2003, động vật tuyệt chủng đầu tiên, Pyrenean ibex, đã được tái sinh, chỉ để lại bị ch*t và khiến phân loài này tuyệt chủng một lần nữa. Chưa đầy hai thập kỷ sau, các nhà khoa học đang hy vọng sẽ làm sống lại những con voi ma mút lông xoăn.
Đầu tiên, họ phải giải trình tự AND của voi ma mút. Họ dự định sử dụng voi châu Á làm mẹ thay thế. Nếu mọi việc diễn ra trôi chảy, chúng ta có thể sẽ được ngắm những con voi ma mút trong sở thú, chứ không phải trong tự nhiên.
Việc tái sinh đặt ra những vấn đề đạo đức khi đem một giống loài đã tuyệt chủng đến một thế giới đã biến đổi hoàn toàn mà chúng có thể không thích nghỉ hoặc sống sót được. Ngoài ra, khả năng tái sinh một giống loài có lẽ sẽ không bao giờ sống được một lần nữa trong tự nhiên dường như là một sự lãng phí tài nguyên. Tiền để tài trợ cho các dự án này có thể được sử dụng tốt hơn để giúp bảo vệ các loài khác khỏi sự tuyệt chủng thay vì đóng vai của Chúa.
Ý tưởng đưa các loài đã tuyệt chủng trở lại có thể rất thú vị, nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi phải làm gì nếu, giả dụ, người Neanderthal được tái sinh. Trong tương lai, có thể sử dụng CRISPR để “sản xuất” ra người Neanderthal bằng cách sử dụng chính chúng ta hoặc tinh tinh để làm mẹ thay thế. Điều này có thể gây ra rất nhiều đau khổ vì nhiều cá thể nhân bản dễ gặp vấn đề về sức khỏe và thường ch*t trẻ.
Ngoài ra, cuộc sống có thể sẽ rất khó khăn đối với một người Neanderthal-thời-hiện-đại. Họ sẽ bị trêu chọc và bắt nạt do các đặc điểm cơ thể và khuôn mặt, sức mạnh thể chất lớn hơn và mức độ trí tuệ khác với chúng ta. Cho dù họ có được coi là con người và không bị buộc phải làm nô lệ hoặc cấp dưới của chúng ta trong xã hội.
Năm 2010, một phòng thí nghiệm đã thông báo rằng họ đã tạo ra dạng sự sống nhân tạo đầu tiên. Phần gây tranh cãi của thí nghiệm là các nhà nghiên cứu đã làm thay vai trò của Mẹ Tự nhiên. Họ hy vọng việc tạo ra các dạng sự sống tổng hợp sẽ giúp giải quyết các vấn đề cấp bách của thế giới như an ninh năng lượng, ô nhiễm và bệnh tật.
Tuy nhiên, hậu quả tiêu cực tiềm ẩn là rất lớn, đặc biệt là vì chúng ta sẽ tạo ra thứ gì đó chưa từng tồn tại một cách tự nhiên. Các dạng sự sống mới có thể tàn phá chúng ta hoặc các sinh vật khác. Sự nguy hiểm của các dạng sự sống nhân tạo là chúng ta có thể tạo ra thứ gì đó mà chúng ta không hiểu liệu nó có thể “đâm sau lưng” chúng ta hay không.
Đối với con người, bộ xương ngoài (exoskeletons) là thiết bị được mang trên người để cải thiện sức mạnh và khả năng đi lại, điều mà hầu hết mọi người mong muốn. Thiết bị Active Pelvis Orthosis (APO) đã được chế tạo bởi các nhà khoa học châu Âu để ngăn ngừa té ngã, một tình trạng nguy hiểm cho người già.
Tuy nhiên, những bộ xương ngoài này gây ra nhiều tranh cãi về đạo đức, từ chi phí đến nghỉ hưu. Ít nhất là ban đầu, chúng có lẽ chỉ dành cho những người giàu có do giá thành đắt đỏ. Bộ xương ngoài cũng có thể được sử dụng để nâng tuổi nghỉ hưu lên mức cao hơn và buộc người cao tuổi phải làm việc nhiều hơn.
Những thiết bị này cũng có thể được sử dụng bởi những người hoàn toàn khỏe mạnh và phù hợp để tăng cường khả năng thể chất của họ. Điều này có thể dẫn đến vô số vấn đề: robot tăng cường trong thể thao, nâng cao sức mạnh của binh lính và thời gian lao động dài hơn. Bằng cách ganh đua để cải thiện sức mạnh, chúng ta có thể kết thúc tồi tệ hơn.
Ý tưởng ghép đầu người nghe có vẻ xa vời. Tuy nhiên, một bác sĩ người Y là Sergio Canavero đã tuyên bố sửa chữa thành công tủy sống bị cắt của chuột. Mặc dù nhiều người nghi ngờ, nhóm của ông hy vọng sẽ thử nghiệm kỹ thuật trên những chú chó.
Có nhiều vấn đề đạo đức xung quanh ý tưởng này. Đầu tiên, giống như nhiều bộ phận cơ thể được ghép, não có thể bị từ chối và bệnh nhân sẽ phải dùng Thu*c để cố gắng ngăn chặn điều này sau một thủ thuật cực kỳ nguy hiểm. Những Thu*c ức chế miễn dịch này có tác dụng phụ bao gồm loãng xương, yếu cơ và lượng đường trong máu cao.
Ngoài ra, việc ghép đầu người, nếu thành công, còn dẫn đến nhiều câu hỏi về danh tính. Có cơ thể hoàn toàn mới có thể gây chấn thương cho bệnh nhân và làm tăng ác cảm đối với việc hiến tạng vốn đã gặp nhiều khó khăn.