Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những thực phẩm cần kiêng nếu mắc bệnh viêm loét đại tràng

Các loại như đậu, thịt mỡ, chocolate, rượu... là những thực phẩm kiêng kị đối với người bị bệnh viêm loét đại tràng. Thực phẩm hoặc thói quen ăn uống không là tác nhân gây bệnh, nhưng có thể khiến bệnh trở nặng.

Viêm loét đại tràng là dạng bệnh đường ruột gây viêm và loét trong niêm mạc ruột già và trực tràng. bệnh nhân thường bị viêm loét gây ra các triệu chứng đau bụng dữ dội, tiêu chảy và chảy máu trực tràng. để hạn chế cơn đau và khiến bệnh thêm nặng, người bệnh nên tránh các thực phẩm sau.

Thực phẩm dạng kem

Một số loại gia vị và nước sốt nhiều chất béo như mayonnaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì, đôi khi có thể gây các triệu chứng viêm loét đại tràng. nếu dùng bơ và đậu phộng cũng gặp phải vấn đề tương tự.

Các thực phẩm dạng kem có thể gây ra các triệu chứng viêm loét đại tràng

Các thực phẩm dạng kem có thể gây ra các triệu chứng viêm loét đại tràng

Bông cải xanh

Rau củ chứa nhiều chất xơ như bông cải, bắp cải và cần tây không dễ tiêu hóa mà có thể gây đầy hơi và chuột rút. người bệnh viêm loét đại tràng có thể dung nạp được những thực phẩm này nếu chúng được nấu chín và cắt thành miếng nhỏ.

Bông cải xanh chứa hàm lượng chất xơ cao, gây ra hiện tượng đầy hơi

Bông cải xanh chứa hàm lượng chất xơ cao, gây ra hiện tượng đầy hơi

Củ hành

Hành thuộc thực phẩm giàu chất xơ và thuộc dạng khó tiêu. tuy nhiên, sẽ không có vấn đề gì nếu cắt hoặc băm nhỏ củ hành và nấu chín.

Thịt mỡ

Bệnh viêm loét đại tràng vốn “kỵ” thịt chứa nhiều mỡ. hãy chọn thịt nạc và nhớ nhai kỹ, nếu không triệu chứng bệnh sẽ trở nên tồi tệ. thịt được chế biến dưới dạng xay và vo thành viên, nước sốt thịt hoặc thịt cắt lát sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn khi dùng nguyên miếng lớn. tuy nhiên, cá nhiều mỡ lại dễ tiêu hóa hơn.

Người mắc bệnh viêm loét đại tràng vốn kỵ thịt mỡ

Người mắc bệnh viêm loét đại tràng vốn kỵ thịt mỡ

Chocolate

Chocolate có chứa phần lớn đường và caffeine, tác nhân gây hiện tượng co thắt bụng và tăng số lần đi tiêu ở người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt khi bệnh có hiện tượng nặng. nếu muốn ăn chocolate chỉ nên ăn miếng nhỏ.

Cà phê và trà

Hai món này chứa nhiều chất kích thích làm cho người bị viêm loét đại tràng khó kiểm soát triệu chứng bệnh. một số những loại thức uống khác như nước ngọt có ga và nước tăng lực cũng có tác dụng tương tự.

Cà phê và trà chứa nhiều chất kích thích khiến người bệnh viêm loét đại tràng khó kiểm soát

Cà phê và trà chứa nhiều chất kích thích khiến người bệnh viêm loét đại tràng khó kiểm soát

Soda

Soda và nước giải khát có ga chứa nhiều caffeine, đường hóa học vốn làm đầy hơi, sôi ruột mà còn có thể gây chuột rút và sình bụng. Nếu muốn uống soda, hãy biết hạn chế mức uống và đừng dùng ống hút vì nó sẽ tạo ra nhiều bọt khí trong đường ruột.

Rượu

Các loại rượu hoặc các đồ uống chứa cồn đều tác động nhiều chiều khác nhau. chúng gây kích thích ruột và tiêu chảy. tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể dùng với lượng vừa phải; không nên dùng khi bụng đói.

Rượu gây kích thích ruột và tiêu chảy

Rượu gây kích thích ruột và tiêu chảy

Nếu không muốn bệnh tình ngày càng nghiêm trọng, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm trên và "kết thân" với một số sản phẩm được chế biến từ sữa, rau xanh, thực phẩm nhiều đạm,... chế độ ăn uống dinh dưỡng và hợp lý sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị.

Theo Hà Phương/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/Viem-loet-dai-trang-nen-kieng-ki-nhung-thuc-pham-gi-d70832.html

Theo Hà Phương/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-thuc-pham-can-kieng-neu-mac-benh-viem-loet-dai-trang/20201212083359645)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY