Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những thực phẩm cần tránh khi bị dị ứng theo mùa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng như di truyền, lối sống, chế độ ăn uống hoặc ăn phải thực phẩm không phù hợp...

Histamine: Mặc dù là một chất dẫn truyền thần kinh thiết yếu trong cơ thể con người nhưng histamine lại gây ra phản ứng dị ứng. Một khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa histamine này sẽ khiến cho hệ hô hấp trở nên tồi tệ hơn.

Cà chua, nấm và rau tươi khác: Các loại rau luôn là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng đây cũng là thứ chứa một nguồn histamine tương đối cao. Do đó những người có nguy cơ bị kích ứng hay nhạy cảm với chất này nên tránh một số loại rau như: rau bina, cà tím, bí ngô, bơ, cần tây...

Hạnh nhân, đậu phộng và các loại hạt khác: Thông thường những người bị dị ứng với phấn hoa cũng có nguy cơ bị dị ứng với các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, đậu phộng...

Rượu: Theo một số nghiên cứu, thức uống phổ biến nhất có thể gây dị ứng chính là rượu vang đỏ và trắng. Rất ít người biết rằng bản thân rượu vang được làm từ nho lên men chứa nhiều sulfites nếu sử dụng nhiều có thể khiến người dùng bị lên cơn hen nghiêm trọng.

Động vật có vỏ cũng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng. Dị ứng với động vật có vỏ là hiện tượng thường thấy và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ngay cả đối với những người không có bất cứ phản ứng nào trước đó khi ăn món thực phẩm này.

Chuối: Đối với những người dễ bị dị ứng với các loại thực phẩm thì khi ăn chuối, nhất là chuối chưa chín rất có thể sẽ gặp rắc rối.

Phô mai xanh chứa một hàm lượng cao chất histamine do đây là một loại thực phẩm lên men. Vì thế nếu người dễ bị dị ứng tiêu thụ phô mai xanh sẽ có nguy cơ bị tức ngực, hắt hơi, nguy hiểm hơn là sốc phản vệ.

Trà hoa cúc là một thức uống tạo cảm giác nhẹ nhàng, nhất là vào mùa cúm, tuy nhiên, loại nước uống này cũng có thể gây phiền toái cho những người dễ bị dị ứng theo mùa./.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nhung-thuc-pham-can-tranh-khi-bi-di-ung-theo-mua-20200504081056701.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY