Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Những thực phẩm có thể là thủ phạm gây ra chóng mặt

Nếu bạn hay bị chóng mặt, cần hạn chế ăn mặn, tránh ăn thực phẩm nhiều đường, caffeine và tuyệt đối kiêng rượu.
chóng mặt là cảm giác như "thế giới đang chuyển động xung quanh bạn". Nó có thể bắt nguồn từ mất cân bằng chất lỏng do viêm tai trong, đau nửa đầu hoặc trong trường hợp hiếm hoi do xuất huyết não, bệnh đa xơ cứng hoặc đột quỵ.

Hạ đường huyết cũng có thể gây chóng mặt. Nếu bạn dễ bị rối loạn đường huyết, hoặc tình trạng chóng mặt liên quan đến một số căn bệnh nhất định, thói quen ăn uống cũng có thể dễ dẫn đến chóng mặt hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng.

Một số thực phẩm sau có thể gây ra chóng mặt hoặc làm cho tình trạng trầm trọng thêm:

1. Thực phẩm mặn (hay thực phẩm chứa nhiều natri)

Mặc dầu natri (thường có trong muối ăn và các chất phụ gia khác trong thực phẩm thương mại) là chất cần thiết cho cơ thể, một chế độ ăn thừa natri có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và suy thận. Nếu bạn bị chóng mặt thường xuyên, natri dư thừa có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Để cắt giảm natri, bạn nên thay thế muối ăn bằng các loại thảo mộc tự nhiên hoặc thay thế bằng dạng muối có hàm lượng natri thấp. Thực phẩm giàu natri bao gồm súp và rau quả đóng hộp, các bữa ăn đông lạnh, bánh quy, khoai tây chiên, bánh quy giòn, nước sốt cà chua, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói và phô mai chế biến. Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm này.

2. Thực phẩm chứa nhiều đường

Thêm đường góp phần làm tăng hương vị ngọt ngào cho thực phẩm thương mại và đồ uống, nhưng ngược lại thực phẩm nhiều đường lại nghèo nàn chất dinh dưỡng. Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường cao có thể bảo vệ bạn khỏi bị chóng mặt. Vì vậy, nên hạn chế ăn quá nhiều kẹo, sô cô la sữa, thạch, mứt, món tráng miệng đông lạnh, bánh ngọt, bánh nướng và bánh ngọt.

Để có sức khỏe tổng thể tốt, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo hạn chế tiêu thụ đường. Tổng lượng đường dung nạp vào cơ thể nên tối đa chỉ khoảng 6-9 muỗng cà phê mỗi ngày (đây là tính tổng lượng đường đã có trong đồ uống và đồ ngọt bạn ăn hàng ngày như trà, cà phê, bánh ngọt, nước ngọt, ...). Nếu thói quen bạn thường dùng đồ ăn có đường, hãy chọn các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt hoặc sữa ít chất béo, để ngăn chặn sự mất cân bằng lượng đường trong máu.

3. Đau nửa đầu gây chóng mặt

Nếu tình trạng chóng mặt bạn gặp phải có liên quan đến chứng đau nửa đầu, cần hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, một số thực phẩm có thể gây ra chứng đau nửa đầu bao gồm các loại hạt, bơ, chuối, hành, các sản phẩm sữa, thịt và cá hun khói.

Thực phẩm muối hoặc lên men như ô liu, dưa chua và kefir, rượu cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nửa đầu.

4. Caffeine và rượu

Là một chất kích thích, caffeine có thể làm trầm trọng thêm chứng ù tai, có thể đi kèm với chóng mặt. Caffeine làm mất nước, dẫn đến sự mất cân bằng thể dịch.

Rượu có thể trực tiếp và ảnh hưởng tiêu cực đến tai trong của bạn, do thay đổi thành phần và thể tích chất lỏng. Đồng thời, rượu có thể kích hoạt một cơn đau nửa đầu với caffeine.

Để tránh những rủi ro, tránh xa cà phê, trà thảo dược đen và caffein, nước giải khát thông thường, đồ uống năng lượng và sô cô la có chứa caffeine. Tránh tất cả các loại đồ uống có cồn, bao gồm cả bia rượu.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Live Strong)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-thuc-pham-co-the-la-thu-pham-gay-ra-chong-mat-n124642.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY