Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những tin vui liên tiếp trong bản tin cuối ngày về dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong ngày 18/4. Như vậy đã 2 ngày rưỡi trôi qua nước ta giữ nguyên số bệnh nhân là 268 ca.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Trong ngày 18/4, có 3 bệnh nhân nước ngoài được công bố khỏi bệnh. Cụ thể:

Bệnh nhân 97 điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ (TP. HCM)

Bệnh nhân 151 và 207 tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP. HCM).

Hiện Việt Nam còn 67 bệnh nhân đang được điều trị tại 11 cơ sở y tế.

Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.

Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 05 ca.

Đến giờ phút này, tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng tại Việt Nam đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Chính vì thế các ca bệnh nặng đều được điều trị thành công.

Thông tin tại buổi lễ ra mắt 2 ứng dụng công nghệ giúp chống dịch COVID-19 diễn ra sáng ngày 18/4 tại Hà Nội, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế cho biết, trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, việc tư vẫn hỗ trợ khám chữa bệnh trên nền tảng công nghệ thông tin đã giúp giải quyết được nhiều việc như giải quyết việc người bệnh ở nhà vẫn được chăm sóc y tế, tuyến dưới tiếp nhận những tư vấn rất giá trị từ tuyến trên… Trong hoạt động phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã áp dụng giải pháp công nghệ thông tin triển khai hoạt động tư vấn điều trị từ xa rất hiệu quả.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, tại Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã thành lập “Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn hỗ trợ chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19”.

Trung tâm này thường xuyên tổ chức hội chẩn trực tuyến, mời các giáo sư đầu ngành cả nước cùng hội chẩn các ca bệnh nặng, bàn các phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh, cùng chia sẻ kinh nghiệm điều trị, chăm sóc người bệnh.

Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp tập hợp đội ngũ chuyên gia đầu ngành và các bệnh viện xích lại gần nhau hơn, gần tới mức gần như không có khoảng cách giữa trong Nam, ngoài Bắc, giữa tuyến trên, tuyến dưới.

Người bệnh điều trị tại tuyến dưới cũng được hưởng chăm sóc sức khoẻ như tuyến trên bởi khi cần thiết, các chuyên gia đầu ngành sẵn sàng cùng hội chẩn phương án điều trị cho bệnh nhân bằng hình thức trực tuyến từ xa.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Trung tâm hỗ trợ chuyên môn được thành lập đã đánh dấu sự phát triển của hệ thống khám chữa bệnh trong xu hướng hội nhập, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong điều trị bệnh tật, đặc biệt với bệnh dịch nguy hiểm COVID-19.

Đến giờ phút này, tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Chính vì thế các ca bệnh nặng đều được điều trị thành công.

Trường hợp nặng nhất là bệnh nhân phi công người Anh (BN91) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều tiến triển. Tri giác đã cải thiện, khí máu đã cải thiện. Tình trạng rối loạn đông máu kiểm soát tốt. XQ phổi không tổn thương xấu thêm,... Lãnh đạo Bộ Y tế hy vọng với sự nỗ lực của các y bác sĩ điều trị, bệnh nhân này sẽ qua được "lưỡi hái tử thần".

Những việc người bệnh ung thư nên làm để chống lây nhiễm COVID-19

Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không mắc ung thư.

Hà Nội: Cửa hàng Thu*c báo ngay cho ngành y tế nếu khách hàng có dấu hiệu ho, sốt

Các cơ sở bán lẻ Thu*c phải lập sổ theo dõi thông tin người mua. Trường hợp người mua Thu*c ho, sốt... và người có triệu chứng ho, sốt, khó thở... cần thực hiện kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn khai Tờ khai y tế, khai thác tiền sử dịch tễ và báo cáo cho cơ quan y tế trên địa bàn.

'Đua với tử thần' giữa đêm cứu bệnh nhân ung thư vỡ động mạch máu tuôn xối xả

Bệnh nhân B.B.T, ở Long Biên, Hà Nội, vào viện cấp cứu trong tình trạng máu *m đ*o tuôn thành dòng, thấm ướt đẫm ga giường, chảy tràn xuống đất. Ngay lập tức, bệnh nhân được cho sử dụng kháng sinh, truyền dịch và xử lý cầm máu bằng phương pháp nhét meche tại chỗ. Tuy nhiên, máu vẫn không ngừng chảy.

5 tỉnh, thành có nhiều ca mắc COVID-19 nhất Việt Nam

Theo Bộ Y tế, năm địa phương có đông bệnh nhân nhất được cách ly/điều trị là Hà Nội: 112 ca, TP Hồ Chí Minh: 55 ca, Vĩnh Phúc: 19 ca, Ninh Bình: 13 ca và Bình Thuận: 9 ca.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-tin-vui-lien-tiep-trong-ban-tin-cuoi-ngay-ve-dich-benh-covid19-tai-viet-nam-1644303.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY