Đại dịch khiến mọi sự chú ý đổ dồn vào vai trò của khoa học và y tế. Giới chuyên gia đặt câu hỏi liệu những ứng viên vaccine có thể được trao giải Nobel Y học danh giá hay không.
Hai cái tên nổi bật trong năm nay, khi Covid-19 hoành hành, là Katalin Kariko, nữ giáo sư chuyên ngành hóa sinh - sinh học phân tử người Hungary và Drew Weissman, nhà khoa học người Mỹ. Cả hai đều là người tiên phong, có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển công nghệ mRNA, được sử dụng để điều chế vaccine Covid-19.
Được công bố năm 2005, khám phá của họ mở đường cho sự ra đời của vaccine Pfizer và Moderna, hiện đã tiêm cho hơn một tỷ người trên toàn thế giới. Công nghệ này cũng cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn để chống lại các loại bệnh khác như HIV, ung thư, tự miễn và bệnh di truyền.
Theo di chúc của nhà khoa học Alfred Nobel, giải thưởng nên để vinh danh những người đã "đem lại lợi ích cho nhân loại". Từ đó, giới chuyên gia coi hai nhà khoa học Weissman và Kariko là lựa chọn hiển nhiên.
Ulrika Bjorksten, người đứng đầu bộ phận khoa học của đài phát thanh Thụy Điển, nhận định: "Thật là thiếu sót nếu Ủy ban Nobel không nhắc đến vaccine mRNA trong năm nay, dù chúng có chút rủi ro".
Bà lưu ý công trình này cũng xứng đáng nhận giải Nobel Hóa học, sẽ được công bố vào ngày 6/10.
Tuy nhiên, có một khuynh hướng dự đoán khác, theo đó, thông thường, các ứng viên Nobel sẽ được nhiều hội đồng khoa học và y tế đánh giá. Tác động của chúng đối với đời sống con người có thể được xem xét trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ trước khi được trao giải.
"Tôi nghĩ đến sự bảo thủ trong lựa chọn của Ủy ban. Chắc chắn họ (Weissman và Kariko) sẽ được cân nhắc trong những năm tới, nhưng năm nay thì không rõ", David Pendlebury, chuyên gia phân tích của Clarivate Analytics, nhận định.
Hộp đựng giải thưởng nobel trong buổi lễ tại đức, tháng 12/2020. ảnh: reuters
Thay vào đó, ông pendlebury tin rằng nobel y sinh có thể thuộc về công trình của nhà khoa học max cooper người mỹ và jacques miller, người australia gốc pháp, nghiên cứu về lympho b và t - tế bào bạch cầu cần thiết cho hệ thống miễn dịch của con người. tế bào t cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu khả năng miễn dịch với covid-19.
Trước đó, năm 2019, cả hai đã nhận giải thưởng Lasker danh giá - thường được coi là dự báo của giải Nobel. Việc họ chưa nhận giải Nobel được nhiều người coi là điều bất thường.
Các chuyên gia khác phỏng đoán nobel y sinh sẽ xướng tên những người tiên phong trong lĩnh vực tế bào, chẳng hạn nhà sinh vật học masatoshi takeichi của nhật bản, nhà khoa học erkki ruoslahti, người mỹ-phần lan hoặc chuyên gia sinh vật người anh richard hynes.
Lĩnh vực nghiên cứu về thay đổi của môi trường tác động đến gene, gọi là di truyền biểu sinh, cũng là ứng viên sáng giá. Hai nhà khoa học tiềm năng là David Allis và Michael Grunstein.
Giữa Covid-19, cuộc chiến điều trị các bệnh thường quy, không lây nhiễm vẫn được quan tâm. Một số chuyên gia cho rằng Dennis Slamon, bác sĩ chuyên khoa ung thư và Mary-Claire King, nhà di truyền học người Mỹ có thể nhận giải thưởng nhờ công trình xác định gene nguy cơ gây ung thư, mở đường cho các phương pháp điều trị tiềm năng.
Chuyên gia di truyền khác là Huda Zoghbi cũng là ứng viên sáng giá do phát hiện gene gây hội chứng Rett, một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến các bé gái.
Nhà khoa học khác là Marc Feldmann và Briton Ravinder Maini cũng được giới hàn lâm nhắc đến nhiều năm vì xác định được vai trò của cytokine trong chứng bệnh viêm khớp dạng thấp.
Nobel y sinh là giải thưởng đầu tiên được công bố hằng năm, dành cho những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực khoa học sự sống và y học. những người có quyền gửi đề xuất về giải nobel y sinh bao gồm các thành viên của viện karolinska, viện hàn lâm khoa học hoàng gia thụy điển, người từng đoạt giải ở hạng mục này, các nhà khoa học mà hội đồng nobel cảm thấy phù hợp...
Năm ngoái, giải này được trao cho ba nhà khoa học là Harvey Alter, Michael Houghton và Charles Rice với nghiên cứu về virus Viêm gan C. Năm 2019, giải được cho các nhà khoa học William Kaelin, Gregg Semenza và Peter Ratcliffe với nghiên cứu về cách tế bào cảm nhận và thích ứng với mức độ oxy trong cơ thể.
Giải thưởng Nobel danh giá nhất thế giới được trao cho các lĩnh vực khoa học, kinh tế và kiến tạo hòa bình. Giải thưởng gồm một huy chương bằng vàng và 10 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1.118.000 USD), nhờ tài sản để lại từ người sáng lập giải thưởng, nhà sáng chế Alfred Nobel.
Trong các ngày tới, giải Nobel Vật lý, Hóa học, Văn chương, Hòa bình, Kinh tế sẽ được công bố.