Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Những việc mẹ bầu nào cũng cần nghiêm túc thực hiện khi có thai, cùng xem bạn đã làm đủ chưa nhé

Để đảm bảo việc mang thai khỏe mạnh, an toàn, chị em hãy tham khảo danh sách những việc cần làm dưới đây.

1. Vận động

Trước khi bắt đầu chọn tên cho con hay trang trí phòng bé, hãy suy nghĩ về cách chuẩn bị cho cơ thể và cuộc sống của bạn cho trách nhiệm và hạnh phúc to lớn mà bạn sắp đảm đương.

Duy trì vận động sẽ giúp việc mang thai và sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Đặt mục tiêu 30 phút thực hiện các bài tập tim mạch trong hầu hết các ngày. Đi bộ, đi xe đạp và bơi lội là những cách vận động tuyệt vời. Bạn cũng có thể tham gia một lớp thể dục trước khi sinh.

2. Ăn uống đúng cách

Nghén trong thai kỳ có thể khiến bạn thèm một số món ăn không thực sự tốt cho sức khỏe như đồ uống lạnh, bánh kẹo ngọt... Hãy cố gắng tập trung vào việc ăn uống lành mạnh và đủ chất. Bạn sẽ cần rất nhiều protein, sắt, canxi và axit folic.

- Hãy dự trữ trái cây, các loại hạt, rau, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo.

- Cắt giảm khoai tây chiên, đồ nướng, soda và các loại đồ ăn vặt khác có lượng calo rỗng.

- Đề nghị chồng/người kia của bạn cùng tham gia để việc ăn lành uống sạch thuận lợi hơn.

3. Bổ sung axit folic

Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh nghiêm trọng có thể xảy ra trước khi bạn biết mình có thai. Bạn sẽ tìm thấy loại vitamin B này trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm rau xanh, cam quýt và đậu. Lượng axit khuyến nghị cho 1 ngày là 400 microgam.

4. Theo dõi cân nặng

Quá gầy có thể khiến việc mang thai khó khăn hơn. Quá nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao và quá trình chuyển dạ sau này cũng sẽ kéo dài hơn. Tham vấn bác sĩ để biết mức cân nặng phù hợp với bạn.

5. Kiểm tra sức khỏe

Hãy lên lịch gặp bác sĩ vài tháng trước khi bạn bắt đầu cố gắng có thai. Hỏi họ về:

- Các xét nghiệm hoặc vắc-xin bạn cần.
- Vitamin cần bổ sung trước khi sinh.
- Làm thế nào để quản lý hoặc kiểm soát bất kỳ vẫn đề sức khỏe nào bạn có.- Những loại Thu*c bạn có thể và không thể dùng trong khi mang thai.

6. Tư vấn di truyền

Không thể biết trước mắt con bạn sẽ có màu gì, nhưng bác sĩ có thể tư vấn các xét nghiệm di truyền xem bạn có nguy cơ cao sinh con bị rối loạn di truyền hay không. Xét nghiệm máu hoặc nước bọt đơn giản có thể xem bạn có mang gen bệnh xơ nang, hội chứng Fragile X (gây thiểu năng trí tuệ), bệnh thoái hóa thần kinh Tay-Sachs hay thiếu máu hồng cầu hình liềm.

7. Khám răng

Nếu bạn không phải người quen dùng chỉ tơ nha khoa để vệ sinh răng miệng, giờ là lúc biến nó thành thói quen. Không chỉ nụ cười mà cả em bé của bạn cũng sẽ hưởng lợi từ thói quen này.

Mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng - một vấn đề sức khỏe có thể khiến bạn chuyển dạ sớm hơn. Vì vậy, hãy làm sạch răng và đặt lịch kiểm tra định kỳ, chải răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng hàng ngày.

8. Cắt giảm lượng caffeine

Một số chuyên gia khuyên bạn nên uống không quá 200 miligam caffeine mỗi ngày trong khi bạn đang cố gắng mang thai và trong thời gian mang thai. Lượng này tương đương một tách cà phê 12 ounce hoặc bốn tách trà 8 ounce (1 ounce = 30ml). Thay vào đó hãy chuyển sang dùng loại cà phê đã khử caffeine hoặc thử sữa ấm có thêm gia vị.

9. Bỏ Thu*c lá

Bên cạnh những tác hại khác, hút Thu*c còn khiến bạn khó mang thai hơn. Hút Thu*c khi mang thai có thể làm tăng khả năng gặp các vấn đề như sinh non, nhẹ cân và sảy thai. Nó cũng khiến em bé của bạn có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Đề nghị cả chồng/người kia của bạn bỏ Thu*c. Hút Thu*c lá thụ động cũng rất nguy hiểm và nó có thể làm tổn thương khả năng sinh sản ở nam giới.

10. Ngừng uống rượu

Vì bạn không biết chính xác khi nào mình có thai, hãy từ bỏ những loại đồ uống người lớn ngay từ bây giờ. Uống rượu khi mang thai làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng tới khả năng học hỏi của bé sau này. Rượu đôi khi cũng có thể làm cho bạn khó thụ thai hơn.

11. Cân đối tài chính dành cho việc nuôi con

Trẻ sơ sinh cần rất nhiều thứ. Có thể phải mất tới 8.000 chiếc bỉm trước khi trẻ thành thạo đi vệ sinh bằng bô! Bạn sẽ cần quần áo, ghế ngồi trên xe, xe đẩy, và có thể là sữa bột và bình sữa. Lập danh sách vật dụng thiết yếu cho bé và bắt đầu tìm kiếm ngay bây giờ. Hãy nhớ rằng, chi phí của bạn cũng sẽ bao gồm các chuyến thăm bác sĩ và dịch vụ trông trẻ.

Để tiết kiệm, hãy xem xét việc xin quần áo trẻ em đã qua sử dụng, mua đồ với số lượng lớn và sắp xếp người thân trông bé.

12. Lập kế hoạch "Babymoon"

Hãy lên lịch cho một chuyến đi hay trải nghiệm dành riêng cho bản thân trước khi bước vào giai đoạn bầu bí và chăm con. Cho dù đó là một nhà hàng ưa thích hoặc một bãi biển thư giãn, hãy đi đâu đó một mình hoặc với chồng/người kia. Đây là cơ hội tốt để sạc năng lượng trước khi bạn tập trung vào việc làm cha mẹ.

Nguồn: WebMD, Baby

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nhung-viec-me-bau-nao-cung-can-nghiem-tuc-thuc-hien-khi-co-thai-cung-xem-ban-da-lam-du-chua-nhe-20200726212408896.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY