Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nỗi lo bệnh tiểu đường sau khỏi Covid-19

Ấn Độ-Tháng 9/2020, anh Vipul Shah, 47 tuổi, trải qua 11 ngày chiến đấu với Covid-19 trong phòng điều trị tích cực tại một bệnh viện ở Mumbai.

Anh Shah, không có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, được dùng steroid để điều trị Covid-19. Steroid làm giảm viêm ở phổi và dường như giúp ngăn chặn một số tác hại do hệ miễn dịch hoạt động quá mức khi chống lại virus. Tuy nhiên, steroid cũng làm giảm khả năng miễn dịch và tăng đường huyết ở cả người mắc hoặc không bị tiểu đường.

Gần một năm sau khi khỏi Covid-19, Shah vẫn phải dùng Thu*c kiểm soát đường huyết. Anh chia sẻ: "Tôi biết rất nhiều người giống tôi đang dùng Thu*c chữa tiểu đường sau khi khỏi Covid-19".

Ấn Độ chiếm 1/6 số bệnh nhân tiểu đường trên thế giới. Với khoảng 77 triệu người bị tiểu đường, quốc gia này chỉ đứng sau Trung Quốc - nơi có 116 triệu người bệnh. Các bác sĩ cho rằng hàng triệu người khác vẫn chưa được chẩn đoán bệnh.

Bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Điều này làm tăng nồng độ glucose trong máu và gây ra các vấn để sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tổn thương thận, mắt và tim.

Tiểu đường thuộc nhóm các bệnh nền có thể tăng nguy cơ mắc covid-19 nghiêm trọng. các bệnh nền khác là béo phì, cao huyết áp, bệnh tim và phổi.

Hiện các bác sĩ lo ngại nhiều người đã khỏi covid-19 có nguy cơ mắc đái tháo đường. với gần 32 triệu ca nhiễm, ấn độ là quốc gia có số ca covid-19 cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau mỹ.

"điều đáng lo ngại là covid-19 có thể gây ra một cơn sóng thần bệnh tiểu đường ở ấn độ, sau khi đại dịch kết thúc", rahul baxi, bác sĩ chuyên khoa tiểu đường ở mumbai, nhận định. ông baxi cho biết 8-10% bệnh nhân của ông không có tiền sử bị tiểu đường, nhưng vẫn có lượng đường huyết cao trong nhiều tháng, sau khi khỏi covid-19.

Các bác sĩ trên khắp thế giới đang tranh luận về việc liệu covid-19 có gây ra bệnh tiểu đường ở người chưa từng mắc bệnh này hay không. họ cho rằng việc sử dụng steroid trong điều trị; bão cytokine xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức để khống chế virus; và chính virus làm tổn thương các tế bào trong tuyến tụy - nơi tạo ra insulin, là nguyên nhân gây nên đái tháo đường ở bệnh nhân covid-19.

Một nghiên cứu gần đây của các bác sĩ ấn độ về những bệnh nhân đã khỏi bệnh nấm đen dường như cho thấy mối liên hệ. ấn độ ghi nhận hơn 45.000 trường hợp mắc bệnh nấm đen, ảnh hưởng đến mũi, mắt và não. bệnh thường xảy ra sau 12-18 ngày, sau khi khỏi covid-19.

Nghiên cứu cho thấy trong số 127 bệnh nhân, 13 người - tương đương 10%, mắc "bệnh tiểu đường mới khởi phát". Tuổi trung bình của họ là khoảng 36 tuổi. Đáng chú ý, 7 người trong số họ thậm chí không dùng steroid hoặc phải thở oxy khi mắc Covid-19.

"Tuy nhiên, những bệnh nhân này có lượng đường huyết cao. Điều này khiến chúng tôi lo ngại về một đợt bùng phát bệnh tiểu đường sắp xảy ra trong những năm tới ", Akshay Nair, bác sĩ phẫu thuật mắt và một trong những nhà nghiên cứu cho biết.

Một nghiên cứu khác trên 555 bệnh nhân từ hai bệnh viện ở delhi và chennai chỉ ra người bị bệnh tiểu đường sau khi mắc covid-19 có lượng đường huyết cao hơn những người có tiền sử đái tháo đường. theo anoop misra, bác sĩ về tiểu đường và đồng tác giả của nghiên cứu, bằng chứng về mối liên hệ giữa covid-19 và bệnh tiểu đường cho thấy một bức tranh "phức tạp".

Người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường bằng cách xét nghiệm mức hemoglobin A1c trong quá trình điều trị Covid-19. Những người này có khả năng từng bị tiểu đường trước đó và chưa bao giờ được xét nghiệm. Hoặc họ có thể mắc bệnh sau khi sử dụng steroid.

Sau khi bệnh nhân xuất viện, lượng đường huyết trở lại bình thường hoặc tiếp tục vượt mức cho phép ở một số người như anh Shah. Theo bác sĩ Misra, những bệnh nhân như vậy có thể mắc bệnh tiểu đường do béo phì và tiền sử bệnh gia đình.

Một nhóm bệnh nhân "hiếm hơn" bao gồm người bị tiểu đường nặng vì covid-19 ảnh hưởng đến tuyến tụy. nhóm này có thể mắc cả bệnh tiểu đường type 1 (cơ thể không thể tạo ra insulin) và type 2 (cơ thể tạo ra quá ít insulin).

Bệnh nhân covid-19 tại một bệnh viện ở thủ đô new delhi, ấn độ, ngày 1/5. ảnh: afp

Theo giáo sư guy rutter của đại học imperial college london, tuyến tụy, bao gồm cả bộ phận tạo ra insulin, là một mục tiêu của ncov. hiện chưa rõ liệu bệnh tiểu đường "mới khởi phát" ở bệnh nhân covid-19 đã hồi phục có kéo dài mãi hay không.

Giáo sư rutter cho biết: "tôi lo ngại với rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ bệnh nhân covid-19 ở ấn độ gặp biến chứng nặng và Tu vong sẽ cao hơn nhiều so với các nước có ít gánh nặng về bệnh tật".

Tình trạng phong tỏa tại ấn độ khiến nhiều người phải ở trong nhà, gọi đồ mang về và ít tập thể dục. nhiều người bị căng thẳng và trầm cảm. "tôi chứng kiến rất nhiều người như vậy mắc bệnh tiểu đường. điều này khiến tôi vô cùng lo lắng", bác sĩ misra cho hay.

Mai Dung (Theo BBC)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/noi-lo-benh-tieu-duong-sau-khoi-covid-19-4339731.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Bệnh phong ở Ấn Độ đã trở thành gánh nặng toàn cầu với khoảng 120.000 trường hợp mới mỗi năm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, người dân Ấn Ðộ đã có thói quen dùng hoa và dược thảo từ thiên nhiên để ngâm tắm...
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY