Chị ninh khi ở khu cách ly tập trung. ảnh: đỗ đăng khoa
Dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát, Bắc Giang và Bắc Ninh trở thành tâm dịch. Mỗi ngày trôi qua, theo dõi diến biến dịch bệnh, chị Lương Thị Ninh (SN 1989, ở huyện Việt Yên, Bắc Giang) không khỏi lo lắng. Bởi lẽ, chị đang mang thai, dự kiến cuối tháng 6 này sẽ đến ngày sinh.
Dịch bệnh ập tới, chị Ninh thuộc diện F1, phải đi cách ly. Chị kể, hôm đó khi đang làm việc ở công ty thì chị nhận được thông báo, tại công ty có ca dương tính SARS-CoV-2. Công ty chị bị phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm. Chị được đưa về cách ly tập trung ở Trường mầm non Hoàng Ninh (huyện Việt Yên). Chị cũng chỉ vội gọi cuộc điện thoại báo cho chồng, rồi chuẩn bị được ít đồ cá nhân, Thu*c uống…
Những ngày đầu ở khu cách ly tập trung, chị ninh lo nếu mình thành f0 thì sẽ ảnh hưởng đến con và những người thân của mình. chị ninh chia sẻ: "hôm đầu bị đau họng, tôi đã rất lo, gọi điện thoại cho chồng bảo "có lẽ em dính rồi". may sao khi kiểm tra chỉ là do bị ảnh hưởng thời tiết. thi thoảng nghe thấy tiếng xe cứu thương đưa người đi điều trị, hoặc có số điện thoại lạ gọi đến là cũng giật mình…
Ở trong khu cách ly, những bà bầu như chị được ưu tiên nhiều, song những ngày đầu chị không thể nào ngủ được. cũng may, mọi người ở đây nhiệt tình giúp đỡ. các nhân viên y tế, nhân viên phục vụ tại khu cách ly rất ân cần, chu đáo, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho người dân.
Chuẩn bị bữa ăn cho người trong khu cách ly. Ảnh: Đỗ Đăng Khoa
Trước đó, ở tuần thai kỳ thứ 32, chị Ninh đi kiểm tra sức khỏe đã cảm thấy lo lắng khi bác sĩ nói thai nhi nhỏ hơn bình thường. Sang tuần thứ 34, chị Ninh phải đi cách ly nên càng lo hơn: Không biết tình hình sức khỏe của thai nhi thế nào? Rồi con lớn còn nhỏ ở nhà sẽ ra sao?... Cứ nghĩ như vậy, chị lại tủi thân ứa nước mắt.
Tâm lý chung của những phụ nữ khi mang thai, nhất là chuẩn bị bước vào những ngày sinh nở, cần chồng và gia đình bên cạnh. nhưng dịch bệnh đã khiến chị ninh không có được điều đó. chồng chị là bộ đội, công tác ở bộ chỉ huy quân sự tỉnh bắc giang. đợt dịch này anh cũng đang làm nhiệm vụ ở bệnh viện dã chiến.
"Lấy chồng bộ đội, tôi đã xác định tư tưởng từ trước. Dịch bệnh, vợ chồng tôi càng ít được gặp nhau. Nhiều khi cả ngày vợ chồng chỉ gọi Facetime được một chút hỏi thăm tình hình của nhau, rồi anh lại đi làm nhiệm vụ. Nhiều lúc tôi tủi thân, nhưng không dám kể vì chỉ mong chồng yên tâm công tác. Khi có được sự quan tâm, chia sẻ của những nhân viên y tế, nhân viên thực hiện ở khu cách ly… tôi biết, mình không đơn độc trong cuộc chiến này", chị Ninh nói.
Điểm cách ly tại Trường mần non Hoàng Ninh. Ảnh: Đỗ Đăng Khoa
Theo chia sẻ của BS Hoàng Vân Yến - Trưởng khoa Đẻ (Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang), trong đợt dịch thứ tư này, khoa Đẻ của Bệnh viện cũng tất bật, vội vã hơn thường ngày. Nơi đây là cơ sở có khu riêng điều trị bệnh nhân sản nhi là đối tượng F1, F2 đến từ vùng dịch. Trung bình mỗi ngày số lượng sản phụ là F1, F2 vào khoa khoảng 40- 45 người/ngày, có ngày lên tới 60 người. Và để đảm bảo an toàn cho các sản phụ sinh, Bệnh viện cũng bố trí khu điều trị riêng biệt được trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc.
Các sản phụ là F1, F2 cách ly ở đây dù được các y bác sĩ chăm sóc chu đáo nhưng họ vẫn không tránh khỏi những lo lắng. Mỗi sản phụ bình thường khi vào viện, trước đây đều có người nhà chăm sóc, động viên và ở bên cạnh lúc lâm bồn. Còn các sản phụ đặc biệt này không có ai được vào cùng. Họ vừa lo lắng cho cuộc vượt cạn sắp tới, vừa lo mình sẽ trở thành F0, rồi con chào đời cũng mang bệnh…
Thiếu sự chăm sóc của người thân, những nhân viên y tế như BS Yến lại trở thành người thân của các sản phụ. BS Yến bảo, ngoài công tác chuyên môn, các nhân viên còn phải hỗ trợ thêm về mặt tâm lý cũng như chăm sóc mọi sinh hoạt của sản phụ.
Có những sản phụ là công nhân xa nhà không thể về quê sinh con, khi phải cách ly, họ trông chờ hoàn toàn vào nhân viên y tế, lo từng bữa ăn, giấc ngủ… như chị l.t.v ở tuyên quang xuống bắc giang làm công nhân. phải cách ly tập trung khi đang mang thai những tháng cuối vì dịch bệnh đã khiến tâm lý của người mẹ này bộn bề lo toan. chị v chia sẻ: "lần đầu tiên rơi vào trường hợp này nên tôi rất lúng túng. phải cách ly, lại xa gia đình khi mình bụng mang dạ chửa thế này lỡ có bề gì thì sao. thực sự ban đầu tôi rất sợ. nhưng rồi ở đây, xung quanh cũng toàn phụ nữ bầu bí nên chúng tôi đỡ đần cho nhau và nhờ sự quan tâm, chia sẻ từ đội ngũ y, bác sĩ mà tôi đã vượt qua".
Hàng ngày, những bữa ăn tươm tất được đều đặn mang đến cho các bà bầu. Được lực lượng y tế liên tục thăm hỏi, động viên, tổ chức khám sàng lọc theo đúng quy định để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bà bầu đã khiến chị an tâm hơn. Chị V bảo, chỉ mong âm tính để sớm hoàn thành thời gian cách ly…
Được sự quan tâm, chia sẻ của những nhân viên y tế, nhân viên thực hiện ở khu cách ly… tôi biết, mình không đơn độc trong cuộc chiến này.