Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Nóng: Bộ Y tế lập tổ chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch

Ngày 19/3, Bộ Y tế đã thành lập Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch theo Quyết định số 1215/QĐ-BYT

Tổ này gồm 30 thành viên, trong đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê Cục trưởng cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đảm nhiệm vai trò chỉ đạo chung.

Bộ Y tế giao GS.TS. Nguyễn Gia Bình, Nguyên trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam làm Tổ trưởng có trách nhiệm điều hành Tổ hội chẩn, chịu trách nhiệm về các chỉ định điều trị, chăm sóc đối với các ca bệnh diễn biến nặng, nguy kịch.

Tổ này còn có GS.TS Ngô Quý Châu- Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam làm Phó Tổ trưởng. Các thành viên còn lại là các chuyên gia đến từ các khoa Hồi sức tích cực, Khoa Cấp cứu, Khoa Truyền nhiễm, Khoa Vi sinh, Khoa Dinh dưỡng, Khoa Dược... đến từ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa đầu ngành như : Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Bệnh viện Chợ Rẫy…

Ngày 19/3, Bộ Y tế đã thành lập Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch có nhiệm vụ căn cứ theo tình hình diễn biến của từng ca bệnh tại các Bệnh viện,tiến hành hội chẩn trực tiếp hoặc trực tuyến ngay theo đề xuất của Bệnh viện có ca bệnh nặng, nguy kịch.

Thành phần tham gia của từng buổi Hội chẩn theo đề nghị của Tổ trưởng tổ Hội chẩn. Hội chẩn theo nguyên tắc thảo luận tập thể, Tổ trưởng sẽ quyết định phương án chăm sóc, điều trị theo đa số để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Cập nhật và phân tích diễn biến các ca bệnh nặng, nguy kịch theo đề xuất của các bệnh viện, đưa ra khuyến cáo, phương án chăm sóc, điều trị hiệu quả nhất cho từng ca bệnh; Đề xuất những trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ điều trị.

Các thành viên trực tiếp liên hệ, trao đổi thường xuyên tình hình diễn biến của bệnh nhân qua mọi hình thức (nhóm điện thoại, email, ...) để kịp thời xử lý các tình huống diễn biến của bệnh nhân.

 

Tính đến sáng ngày 20/3, Việt Nam đã ghi nhận 85 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 16 ca điều trị khỏi ra viện, 1 trường hợp là bệnh nhân thứ 18 đã 3 lần xét nghiệm âm tính, không còn ho, sốt, hoàn toàn khỏe mạnh và đã được chuyển từ Bệnh viện đa khoa Ninh Bình sang Bệnh viện đa khoa Thái Bình theo dõi sức khỏe

Hiện 12 cơ sở y tế đang tiếp nhận và điều trị các ca dương tính, trong đó Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW hiện điều trị 31ca, trong số này, nhiều bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần, đó là bệnh nhân 17, bệnh nhân số 25 , bệnh nhân số 27 và bệnh nhân số 24 .

Về 2 trường hợp nặng đang điều trị tại đây, một trong 2 trường hợp này do tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh nên hội đồng chuyên môn cấp Bộ Y tế và tổ hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng- Bộ Y tế đã thống nhất chỉ định can thiệp ECMO.

Kết quả xét nghiệm của một số bệnh nhân đã âm tính từ 1-2 lần, 2 bệnh nhân nước ngoài đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng là 1 lần âm tính. Một bệnh nhân khác cũng có kết quả âm tính 1 lần là nữ bệnh nhân người Anh đang điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2. Bệnh nhân 32 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cũng cho kết quả xét nghiệm âm tính 1 lần

 

 

Thái Bình

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e745d30f8ec6e83a805f9c2)

Tin cùng nội dung

  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY