Dinh dưỡng hôm nay

Nước sạch và các loại hình cấp nước

Trang thông tin chính thức góp phần phòng chống bệnh Viêm phổi cấp do virus nCoV/

Nước sạch là nước đảm bảo các tiêu chuẩn: trong, không màu, không mùi vị lạ, không chứa mầm bệnh và các chất độc hại, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nước sạch phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế quy định.

Nguồn nước sinh hoạt lấy từ đâu?

Hiện nay ở Việt Nam nguồn nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống được lấy từ nước máy, nước mưa, nước ngầm (giếng đào, giếng khoan), nước tự chảy. Một số nơi vẫn còn sử dụng nước mặt (nước ao, hồ) để sinh hoạt. Tuy nhiên các nguồn nước này không hẳn là an toàn tuyệt đối vì vậy để đảm bảo an toàn bạn cần lưu ý những vấn đề sau.

1. Nước máy

Nước máy là nước đã qua xử lý thông qua hệ thống lọc nước với những thiết bị công nghệ hiện đại. Loại nước này sau khi qua xử lý tại các nhà máy lọc nước sẽ được đưa vào các đường ống dẫn đước đến nơi tiêu thụ.

 Ưu điểm: Nước máy là loại nước đã được xử lý và được kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ nhất.

Nhược điểm:

    Chất lượng nước phụ thuộc vào cơ sở cấp nước (nguồn nước cấp, hệ thống xử lý, kiểm tra giám sát…);

Khuyến nghị: Nguồn nước máy vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm bẩn nên cần đun sôi trước khi sử dụng.

2. Nước mưa

Nước mưa là nước được thu, trữ từ các trận mưa. Đây là nguồn nước tương đối đảm bảo để cấp nước sinh hoạt và ăn uống, tuy nhiên do được hứng từ mái nhà nên cần lọc cặn bẩn.

Ưu điểm: Nguồn nước tự nhiên, không tốn kém.

Nhược điểm

    Bị lẫn tạp chất: bụi, vi sinh, axit do chứa SO2, NO2…;

Khuyến nghị:

    Không nên lấy nước mưa từ mái lợp fibroximăng do có nguy cơ hòa tan lượng nhỏ amiăng từ mái lợp vào nước, sử dụng lâu dài có thể gây độc. Chỉ nên hứng nước mưa bằng mái tôn, mái ngói hoặc mái bê tông;

3. Nước ngầm

Giếng đào, giếng khoan. Nước ngầm là nước nằm dưới lòng đất, thường được khai thác bằng giếng đào, giếng khoan.

Ưu điểm:

    Nước ngầm là tài nguyên thiên nhiên, nhìn chung là sạch;

Nhược điểm:

    Tầng nước ngầm không có khả năng tái tạo hoặc tái tạo rất hạn chế nên phải tìm nguồn nước thay thế khi các tầng nước bị cạn kiệt;

Khuyến nghị:

    Nên lấy nước từ các mạch nước ngầm tầng sâu; Không nên sử dụng nước ngầm tại các khu vực bị nhiễm mặn, có chứa asen (thạch tín), amoni, các độc tố kim loại nặng và vi sinh vật độc hại; Nên xét nghiệm asen trước khi sử dụng;
Đối với giếng đào hợp vệ sinh:
    Giếng đào cách xa chuồng gia súc, nhà vệ sinh ít nhất 10m;
Đối với giếng khoan hợp vệ sinh:
    Lấy từ các mạch nước ngầm sâu 20m trở lên;

4.  Nước mặt

Là nước tồn tại trên mặt đất trong các ao, đầm, hồ chứa, sông suối, kênh mương…

Ưu điểm: Nguồn nước tự nhiên, khá phong phú và không tốn kém. 

Nhược điểm:

    Chứa nhiều chất rắn hữu cơ, chất rắn lơ lửng do hiện tượng rửa trôi bề mặt và có nhiều vi khuẩn, vi sinh vật

Do nước thải sinh hoạt (tắm, giặt, vệ sinh…);

Do sản xuất công nghiệp

Do sản xuất nông nghiệp (phân bón, Thu*c trừ sâu, Thu*c diệt cỏ, chất thải vật nuôi…)

Khuyến nghị:

    Nên ưu tiên sử dụng nước sông, suối, hồ, khe, kênh mương lớn, hạn chế sử dụng nước trong các ao, hồ tù đọng có nhiều nguồn chất thải và nước thải đổ vào;

5. Nước máng lần, nước tự chảy

Nguồn nước được lấy từ khe núi đá, mạch lộ thiên dẫn về thôn buôn, nhà dân bằng máng nước (máng nước có thể bằng thân cây tre, nứa, cau, ống nhựa…);

Ưu điểm: Nguồn nước tự nhiên, không tốn kém

Nhược điểm:

    Dễ bị ô nhiễm bởi rác, xác súc vật, chất thải của người và gia súc rơi vào nguồn nước;
Khuyến nghị:
    Máng dẫn nước phải kín để tránh lá cây, bụi bẩn, phân súc vật rơi vào làm ô nhiễm nguồn nước;

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bc6e517921865362a79b206)

Tin cùng nội dung

  • Thiếu nước sạch kéo dài, nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện là rất lớn. Sản phụ khổ, người nhà đi chăm sóc khổ và thầy Thu*c cũng khổ là thực trạng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội...
  • “Tổng công ty nước sạch Vinaconex sớm khắc phục sự cố, sửa chữa đường ống nước, cấp nước trở lại cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội”, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội kiến nghị.
  • ANTĐ - Chiều 16-9, đại diện Công ty Nước sạch Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện lộ trình điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt từ ngày 1-10-2015 theo phê duyệt của UBND TP Hà Nội tại Quyết định 38/2013/QĐ-UBND.
  • UBND Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng thêm nhà máy nước sạch để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân khu vực phía Tây đường vành đai 3, phía Bắc quốc lộ 32 thuộc quận Bắc Từ Liêm...
  • Công ty kinh doanh nước sạch cho biết, do sản lượng nước từ đường ống tổng cung cấp đã giảm; mặt khác để đảm bảo an toàn cho đường ống dẫn nước sạch sông Đà, đơn vị vận hành đường ống đã giảm áp lực nước xuống, dẫn đến nhiều nơi bị thiếu nước sạch dài ngày…
  • Mất nước sạch, cộng với cái nắng nóng trên 38 độC trong những ngày này khiến hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội “phát cuồng”. Nhiều nhà dân phải đi… tắm nhờ, nước rửa mặt được giữ lại để dội bồn cầu, rất nhiều gia đình phải mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.
  • Thiếu nước sinh hoạt, hàng nghìn hộ dân ở nhiều quận nội thành Hà Nội phải hạn chế tắm giặt trong những ngày oi bức. Có xe nước tới, dòng người không đủ kiên nhẫn để xếp hàng, chen nhau lấy xô chậu để hứng nước sạch.
  • Không ít người có thói quen nhỏ mũi bằng nước muối S*nh l* hàng ngày để phòng chống các bệnh viêm mũi, xoang, họng...
  • Thiếu nước sinh hoạt, người dân khu chung cư phải xách từng xô nước xuống bể ngầm vét nước tồn đọng để dùng.
  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY