Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Ô nhiễm không khí và các bệnh lý đường hô hấp

Ô nhiễm không khí cùng với biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề hết sức cấp bách và đáng báo động trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam.

Ô nhiễm là sự xuất hiện các chất lạ hoặc biến đổi thành phần không khí, khiến cho nhiễm bẩn, bụi, có mùi khó chịu hoặc giảm tầm nhìn. Các chất gây ô nhiễm gồm: các loại bụi, bụi mịn, siêu mịn; các chất hóa học như: ozone, CO, SO2, NO2, chì... Các hoạt động của con người chính là nguồn tạo ra các chất ô nhiễm như các khí thải của xe cơ giới, các hoạt động công nghiệp, nhiệt điện, lọc dầu, đốt rác thải công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động nấu ăn, sưởi ấm nhiên liệu.

Những ngày gần đây, tình hình tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,... đang trở nên nghiêm trọng. Theo số liệu từ 12 trạm quan trắc trên địa bàn Hà Nội (1 trạm của Tổng cục Môi trường, 10 trạm của TP. Hà Nội và 1 trạm của Sứ quán Mỹ) trong những ngày cuối tháng 9/2019, các chỉ số về NO2, O3, CO, SO2 vẫn trong giới hạn cho phép, nhưng nồng độ bụi siêu mịn PM 2.5 có xu hướng tăng cao, vượt ngưỡng của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT. Thời gian có nồng độ PM 2.5 cao thường vào đêm và sáng sớm vì đó là các khoảng thời gian gió lặng cùng với hiện tượng nghịch nhiệt làm cho chất ô nhiễm không thể phát tán, duy trì ở mức cao. Việc gia tăng mức độ ô nhiễm và hiện tượng sương mù quang hóa đã gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Hiện tượng thường gặp trong thời gian này, do đây là giai đoạn giao mùa, chất lượng không khí chịu tác động rất nhiều của các yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn ô nhiễm vốn có.

Người dân cần đeo khẩu trang và có những biện pháp bảo vệ sức khỏe khi không khí bị ô nhiễm.

Bụi siêu mịn PM 2.5 gây ra nguy cơ rất cao với sức khỏe con người, vì nó không những có thể xâm nhập vào hệ hô hấp gây các bệnh lý hô hấp mà còn có thể đi qua màng phế nang mao mạch ở phổi để vào tuần hoàn máu, đi tới các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra các tác hại nghiêm trọng với cơ thể con người. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 4,2 triệu người Tu vong mỗi năm do tiếp xúc với ô nhiễm không khí; 3,8 triệu người Tu vong mỗi năm do tiếp xúc với khói bếp và nhiên liệu bẩn; 91% dân số thế giới sống ở những nơi có chất lượng không khí vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp đầu tiên. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng xuất hiện ngay do kích ứng tại chỗ như ho, đau rát họng, ngạt mũi, chảy mũi, triệu chứng giả cúm. Tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến các hậu quả khó hồi phục hơn như các bệnh lý viêm đường thở, viêm phế quản, khởi phát cơn hen cấp, suy giảm chức năng phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, xơ phổi và khí phế thũng. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm kéo dài có thể dẫn tới giảm chức năng phổi của đứa trẻ sinh ra sau này. Các hậu quả này rất nguy hại cho sức khỏe nhưng lại không xuất hiện ngay lập tức, chỉ sau thời gian dài mới thể hiện rõ và khó phục hồi.

Có thể nói, bầu không khí quanh ta không thể thay đổi một sớm một chiều. Biện pháp hữu hiệu giúp đối phó tạm thời với là hạn chế ra đường vào những thời điểm nồng độ bụi cao như tối muộn và sáng sớm, nhất là đối với người già, người có bệnh hô hấp mạn tính, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai. Nếu có việc cần thiết phải đi ra ngoài thì nên sử dụng khẩu trang để lọc bụi và các chất ô nhiễm. Loại khẩu trang có khả năng lọc gần hết thành phần PM 2.5 là khẩu trang N95, còn các loại khẩu trang thông thường đều không có khả năng lọc hết được PM 2.5. Khi ở trong nhà nên đóng kín cửa, tránh bụi từ bên ngoài xâm nhập môi trường không khí trong nhà, nếu có điều kiện có thể sử dụng các loại máy lọc không khí. Tuy nhiên, đó chỉ là các biện pháp tạm thời, việc cấp thiết hiện nay là cùng chung tay để giảm thiểu ô nhiễm không khí, mỗi cá nhân có thể hành động trong khả năng của mình như giảm việc sử dụng than củi đốt để nấu nướng, sưởi ấm, giảm sử dụng các loại xe cơ giới, đặc biệt là các loại xe không đảm bảo về tiêu chuẩn phát thải,... Cùng với đó là các chính sách, luật, quy hoạch của nhà nước nhằm bảo vệ môi trường, giảm và phát triển bền vững.

BS. Vũ Thị Thu Trang (Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/o-nhiem-khong-khi-va-cac-benh-ly-duong-ho-hap-n164305.html)

Chủ đề liên quan:

ô nhiễm không khí

Tin cùng nội dung

  • Thiết kế khu rừng thẳng đứng bao phủ các tòa nhà chọc trời hứa hẹn trở thành giải pháp hữu hiệu giúp Trung Quốc đối phó ô nhiễm không khí nặng nề.
  • Một nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng mức độ ô nhiễm có thể là một tác nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.
  • Thời gian gần đây có một số thông tin về vấn đề ô nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng ở các thành phố lớn khiến người dân rất lo lắng. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, Báo Sức khỏe Đời sống đã có buổi tư vấn truyền hình trực tuyến: “Vấn nạn ô nhiễm không khí với sức khỏe” với sự tham gia của các chuyên gia y tế đầu ngành.
  • Hít thở trong bầu không khí ô nhiễm chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật hiện nay. Các chuyên gia y tế đã lý giải điều này tại buổi tư vấn truyền hình trực tuyến: “Vấn nạn ô nhiễm không khí với sức khỏe” do Báo Sức khỏe Đời sống tổ chức ngày 3.11.
  • Đau, ngứa cổ họng gây khó chịu... là biểu hiện đầu tiên của viêm nhiễm đường hô hấp. Bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa nhất là mùa đông, mùa hanh khô.
  • Những người mắc bệnh tim do nhiễm các bệnh phổi gây ra thường được gọi là bệnh tâm phế mạn. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tâm phế mạn bao gồm: các bệnh tiên phát của đường hô hấp và phế nang phổi, các bệnh tiên phát làm tổn thương lồng ngực và cơ lồng ngực, các bệnh tiên phát làm tổn thương mạch máu phổi...
  • Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) cho biết, xúc xích Đức, thịt hun khói và các loại thịt chế biến khác hiện cùng với Thu*c lá, rượu bia và khoảng hơn 100 chất khác đứng trong danh sách nhóm 1 những chất gây ung thư
  • Viêm họng thường gây ra do nhiễm virut, vi khuẩn, các chất kích thích như chất gây ô nhiễm hay hoá chất, ô nhiễm không khí, hút Thu*c lá và các bệnh mũi họng…
  • Tiếp xúc trong thời gian dài với ô nhiễm không khí có thể gây tổn thương cho cấu trúc não bộ và suy giảm chức năng nhận thức ở người trong độ tuổi trung niên.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY