Ô nhiễm không khí là sự thay đổi trong thành phần của không khí. Theo báo cáo của AirVisual - công ty quan trắc không khí có mạng lưới toàn cầu (27/2) - lần đầu tiên thủ đô Jakarta của Indonesia và Hà Nội của Việt Nam vượt qua Bắc Kinh (Trung Quốc) trong số các thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. Theo báo cáo này, nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình ở Hà Nội là 46,9 microgam/m3 - nghiêm trọng hơn so với năm 2018 (40,8 microgam/m3), cao gấp gần 5 lần khuyến cáo của WHO và gần 2 lần quy chuẩn Việt Nam. Hà Nội cũng là thành phố ô nhiễm thứ 150 và là thủ đô ô nhiễm thứ 7 của thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Hà Nội là thủ đô nhiễm thứ 2 và là thành phố ô nhiễm thứ 6 sau 5 thành phố của Indonesia. Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.
Theo Tổng cục Môi trường, thống kê trung bình năm cho thấy, hàm lượng bụi trong không khí ở Việt Nam tăng hơn so với Quy chuẩn, vượt hơn nhiều lần so với ngưỡng an toàn quốc tế. Điều này cho thấy tình trạng đáng báo động về thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Trong đó 70% nguồn ô nhiễm là do khí thải từ các phương tiện giao thông. Ngoài ra, các nhà máy, xí nghiệp, các hoạt động hàng ngày đều thải ra chất độc, chất gây ô nhiễm.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên - Môi trường, năm 2019 ghi nhận mức độ và tần suất ô nhiễm không khí nghiêm trọng hơn 2 năm trước đó. Chỉ tính riêng trong hai tháng đầu năm 2020, ô nhiễm không khí nghiêm trọng đã xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Cụ thể, Tổng cục Môi trường cho biết từ ngày 1/1 đến 18/2/2020, Hà Nội có khoảng 50% số ngày có chất lượng không khí ở mức kém đến rất xấu (AQI>100). Trong khoảng từ 18 đến 21/2, Hà Nội ở trong một đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng khi nhiều giờ chất lượng không khí ở ngưỡng rất xấu.
Về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người, ông Vũ Văn Giáp- Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam cho biết: Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ Gi*t người thầm lặng, là nguyên nhân gây Tu vong cao thứ tư thế giới. Chỉ đứng sau cao huyết áp, suy dinh dưỡng và hút Thu*c lá. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp Tu vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn, ước tính khoảng 43% các trường hợp Tu vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí. Trong các thành phần của ô nhiễm không khí thì các hạt bụi có vai trò quyết định chất lượng không khí. Thông thường các hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn. Còn các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet sẽ không cảm nhận được rõ ràng, khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường máu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy, ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhập viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.
Còn theo PGS.TS.BS Đặng Xuân Hùng - Hội Tai mũi họng TP Hồ Chí Minh thì tác hại ô nhiễm không khí tới con người vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là tác động của bụi mịn. Bụi mịn PM2.5 là hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet. Tương đương khoảng 3% đường kính của một sợi tóc người. Các hạt này có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn. Sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người. Gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm. Như nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính. Gây đột quỵ, suy nhược thần kinh, đau tim, hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi,…
Ngoài bụi mịn, các hạt sooty và oxit nitơ thải ra từ xe hơi, nhà máy sản xuất và nhà máy điện có thể tạo thành một hỗn hợp khí ô nhiễm vô cùng nguy hiểm. Khi hít vào, chúng sẽ di chuyển trong khắp cơ thể bạn thông qua đường máu, đặc biệt nguy hiểm khi các bụi này là hợp chất hữu cơ, Thu*c trừ sâu, kim loại nặng… có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc, hen xuyễn hay ung thư…
Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến đường hô hấp, trực tiếp len lỏi vào nội tạng thông qua hô hấp của mũi, miệng,… mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Mắt là một cơ quan nhạy cảm của con người. Những yếu tố như ánh nắng, gió, bụi,… đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt khiến mắt tiết nước gây viêm nhiễm, phổ biến nhất đó là mắt bị đỏ; cảm giác bỏng rát; mắt chảy nước, ngứa; đổ nhiều ghèn; cảm giác mắt bị khô, có sạn; thị lực suy giảm. Thậm chí còn có thể gây những bệnh nguy hiểm như đục thủy tinh thể hoặc ung thư. Ngoài ra còn gây ra các bệnh về da, rụng tóc, hói đầu,…
Không khí ô nhiễm luôn tồn tại xung quanh chúng ta và rất khó để tránh khỏi. Do đó, WHO đã khuyến cáo nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta. Điều quan trọng là phải làm thế nào để giữ cho môi trường trong sạch.
Để phòng ngừa các bệnh lý cũng như tác hại do ô nhiễm không khí gây ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần phải nắm được thông tin về mức an toàn trong không khí để có kế hoạch phòng vệ cho bản thân. Trong những ngày ô nhiễm không khí nguy hại, người dân đặc biệt trẻ em và phụ nữ có thai, người lớn tuổi, hạn chế ra đường hay tham gia các hoạt động ngoài trời.
Nếu có nhu cầu ra ngoài cần đeo khẩu trang để ngăn ngừa khói bụi trong không khí. Các chuyên gia lưu ý, khẩu trang thông thường như khẩu trang vải, khẩu trang y tế không thể lọc được bụi mịn mà chỉ hạn chế 30%-40% lượng bụi. Khi ra đường về nhà, cũng nên rửa mặt, rửa mũi để giảm thời gian hạt bụi tiếp xúc trên đường hô hấp và trên da. Đồng thời, người dân nhớ nhỏ mắt, mũi bằng nước muối S*nh l*, hạn chế phơi thực phẩm, áo quần, hạn chế sử dụng nước mưa...
Theo ông Giáp, người dân cũng nên chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch để đun nấu, thay bếp than tổ ong bằng bếp điện, bếp từ. Khi dừng xe trước đèn đỏ, hãy tắt các phương tiện giao thông, hãy trồng thêm cây xanh, không đốt vàng mã, sử dụng nguyên liệu sạch. Mỗi người có ý thức một chút sẽ góp phần bảo vệ môi trường trong lành cũng là bảo vệ lá phổi của chính mình.