Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Omicron có thể là biến chủng đáng lo ngại cuối cùng

Theo các chuyên gia, Omicron có thể là biến chủng đáng lo ngại cuối cùng của nCoV do các hạn chế về di truyền.

Trong thời gian tồn tại và phát triển, virus thay đổi để thích nghi với môi trường sống và tiếp tục chu kỳ lây nhiễm. thực tế này trở nên rõ ràng hơn trong hai năm đại dịch, khi các biến chủng đáng lo ngại cứ vài tháng lại xuất hiện một lần.

Một số biến chủng lây lan từ người sang người hiệu quả hơn, cuối cùng chiếm ưu thế khi cạnh tranh với các phiên bản khác của ncov. đột biến cho phép alpha, sau đó là delta thống trị toàn cầu. các nhà khoa học dự đoán omicron phát triển theo hướng tương tự.

Chuyên gia miễn dịch, tiến sĩ ben krishna, đại học cambridge cho rằng các loại virus không đột biến vô hạn. theo quy luật sinh hóa, protein gai của ncov sẽ phát triển để liên kết với thụ thể ace2 (nằm trên bề mặt tế bào người) càng mạnh càng tốt. tuy nhiên, khả năng lây lan của virus không bị giới hạn bởi độ bám của virus với tế bào người. các yếu tố khác sẽ hạn chế sự lây lan của virus, chẳng hạn tốc độ sao chép bộ gene, tốc độ virus xâm nhập tế bào và lượng virus mà một f0 có thể thải ra.

Về nguyên tắc, tất cả những thành tố trên sẽ đạt hiệu suất cao nhất ở một thời điểm nào đó. câu hỏi đặt ra là omicron đã tiến hóa đến mức độ cao nhất hay chưa? nghiên cứu đăng trên tạp chí nature xác định rất nhiều đột biến giúp cải thiện khả năng liên kết của protein gai với tế bào người mà omicron không có. ngay cả trong trường hợp omicron là biến chủng có khả năng lây lan tối đa, nó vẫn bị giới hạn bởi xác suất di truyền.

"điều này tương tự việc ngựa vằn không thể tiến hóa đến mức siêu việt, có thêm đôi mắt thứ ba phía sau đầu để quan sát lẩn tránh kẻ thù. ncov cũng không nhận ra được các đột biến cần thiết để đạt mức tiến hóa tối đa trên lý thuyết. quá trình này đòi hỏi tất cả đột biến xuất hiện đồng thời, vốn rất khó xảy ra", tiến sĩ krishna giải thích.

Người dân xếp hàng xét nghiệm Covid-19 tại New York, Mỹ, ngày 21/12. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, ngay cả khi omicron là chủng trội thì vẫn có các biến chủng mới xuất hiện và đào tạo hệ miễn dịch của con người. theo đó, sau khi nhiễm bất cứ loại virus nào, hệ miễn dịch thích nghi bằng cách tạo ra kháng thể vô hiệu hóa mầm bệnh. tế bào t tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh và ghi nhớ chúng thông qua hình dạng phân tử.

Ncov có thể trốn tránh hệ miễn dịch bằng cách thay đổi hình dạng phân tử của mình. đây là lý do omicron thành công lây nhiễm cho cả người có kháng thể từ vaccine hoặc nhiễm bệnh tự nhiên. tuy nhiên, hoạt động của tế bào miễn dịch (tế bào t và tế bào b) vẫn ngăn bệnh nhân chuyển nặng. tại nam phi, nơi omicron được phát hiện đầu tiên, tỷ lệ t* vong và nhập viện còn thấp. đặc điểm trên phù hợp để thế giới sống chung với covid-19.

Dự đoán tương lai của nCoV, tiến sĩ Krishna cho rằng về lâu dài, virus vẫn tái tạo và phát triển, song cộng đồng không còn bị bệnh nặng như thời gian đầu. Ông ví điều này như sự "thỏa hiệp" giữa con người và virus.

Các biến chủng mới (sau omicron) cải thiện khả năng lây lan, nhưng không làm tăng tỷ lệ t* vong. ncov sau đó chỉ đột biến ngẫu nhiên, trở nên khó nhận biết với hệ miễn dịch và gây tái nhiễm.

Giới chuyên gia dự đoán thế giới sẽ có dịch covid-19 vào mỗi mùa đông giống cúm. virus cúm cũng có dạng đột biến tương tự theo thời gian, được gọi là "sự trôi dạt kháng nguyên" dẫn đến tái nhiễm. song các chủng cúm mới xuất hiện hàng năm không nguy hiểm hơn năm trước.

Ông krishna cho rằng omicron không phải biến chủng cuối cùng, nhưng rất có thể là biến chủng đáng lo ngại cuối cùng. nếu may mắn, ncov sẽ trở thành virus đặc hữu, biến đổi từ từ theo thời gian. khi đó, các triệu chứng covid-19 sẽ rất nhẹ, vì cơ thể người đã có khả năng miễn dịch làm giảm nguy cơ nhập viện và t* vong. hầu hết người dân sẽ nhiễm bệnh lần đầu tiên khi còn nhỏ, trước hoặc sau tiêm vaccine. những lần tái nhiễm sau đó sẽ không được chú ý đến do không quá nghiêm trọng.

Thục Linh (Theo Conversation)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/omicron-co-the-la-bien-chung-dang-lo-ngai-cuoi-cung-4408691.html)

Tin cùng nội dung

  • Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, cơ quan phòng thủ cuối cùng của mỗi người, nhằm chống lại sự xâm nhập của bệnh tật. Nếu không có hệ miễn dịch, con người dễ dàng bị các loại virus, vi khuẩn và ô nhiễm môi trường tấn công.
  • Hệ miễn dịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người, bảo vệ cơ thể hạn chế các vi khuẩn, vi rut gây bệnh …
  • Trong bộn bề của cuộc sống, con người thường bị cuốn vào những guồng quay của công việc, bận rộn của cuộc sống, họ thường quên đi mình phải “sống” như thế nào, tận hưởng ra sao…. Nhiều khi nó trở thành một căn bệnh trong tâm hồn mỗi người.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Mangyte-Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt dinh dưỡng gây ra tổn thương DNA. Khi các yếu tố dinh dưỡng cần thiết bị thiếu sẽ đem đến kết quả xấu trong quá trình sao chép và số lượng tế bào đột biến càng tăng.
  • Một vài năm trở lại đây, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện ra một dạng bệnh lý kỳ lạ đang ngày càng trở nên phổ biến.
  • Gần đây, người ta đã chỉ ra những gen có vai trò gây bệnh Parkinson ở những đối tượng bị bệnh di truyền.
  • Alfie Clamp, một cậu bé 2 tuổi bị một dạng tàn tật rất nặng gây sốc cho cả các nhà y học hàng đầu của nước Anh.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY