Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ổn định giá Thuốc thời gian tới bằng cách nào?

Thời gian qua, giá Thuốc khá ổn định và xếp trong mặt hàng đặc biệt, CPI luôn xếp thứ 8-9 trong mục mặt hàng được xác định xếp hạng.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Hữu Đức (đoàn Đồng Tháp) về vấn đề quản lý giá Thuốc và những giải pháp sắp tới để ổn định giá Thuốc trong phiên chất vấn chiều ngày 17/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu thực trạng về giá Thuốc trong nước cũng như các giải pháp của Bộ Y tế đã, đang và sẽ thực hiện.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, năm 2012, Bộ Y tế cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban các vấn đề xã hội và một số cuộc đi khảo sát tình hình giá Thuốc tại Thái Lan và Trung Quốc. Thời điểm đó, giá Thuốc của Trung Quốc hơn giá Thuốc tại Việt Nam 2,25 lần. Giá Thuốc của Thái Lan cũng gấp 3,12 lần và thu nhập đầu người của Thái Lan cũng gấp Việt Nam 3,3 lần.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, giá Thuốc khá ổn định và xếp trong mặt hàng đặc biệt, CPI luôn xếp thứ 8-9 trong mục mặt hàng được xác định xếp hạng. Trong năm 2013-2014, khi thực hiện Thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Tài chính, lần đầu tiên bảo hiểm xã hội đã có những báo cáo của các địa phương là giá chi phí về Thuốc đối với nguồn bảo hiểm y tế giảm từ 30-35% và Thuốc nội đã dùng tăng lên khoảng 2 lần.

Bộ trưởng dẫn chứng, điển hình như TP.Hồ Chí Minh báo cáo, với hình thức quản lý giá này đã giảm, tiết kiệm được 1.400 tỷ đồng. Và theo khảo sát của Viện chiến lược chính sách y tế (theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới) thì cũng thấy giá Thuốc gốc của Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực; đối với Thuốc biệt dược thì tương đương. Gần đây nhất, vào tháng 3/2015, Tổ chức của quốc tế khảo sát về giá Thuốc của Việt Nam chỉ ra giá Thuốc chỉ bằng 0,79 mặt bằng giá chung của các nước trong khu vực.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, trong thời gian qua, Bộ Y tế cùng với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đã ban hành một loạt các Thông tư về hướng dẫn đấu thầu Thuốc, hồ sơ Thuốc, để hướng dẫn đấu thầu Thuốc, chia loại Thuốc thành các nhóm của các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á và của Việt Nam. Bên cạnh đó, quy định giá Thuốc được lường tối đa đối với các quầy Thuốc bệnh viện là không quá từ 2 đến 15% tùy giá của Thuốc. Ngoài ra, theo Thông tư 50 liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, Bộ Công Thương tất cả các Thuốc từ nhập khẩu, đăng ký xin nhập khẩu, lưu hành và đấu thầu phải công khai giá, kê khai giá.

“Với quản lý chặt chẽ như vậy nên thời gian qua giá Thuốc không bị đột biến và chi phí về Thuốc cho bảo hiểm đã giảm”, Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận, hiện nay hạn chế vẫn là giá Thuốc giữa các địa phương không giống nhau. Và có những lúc giá trúng thầu cao hơn giá kê khai, các cửa hàng quầy Thuốc bán lẻ không kê khai một cách công khai minh bạch, niêm yết giá để người dân có thể chọn giữa nhà Thuốc theo ý và cũng không mặc cả được.

Về giải pháp sắp tới để ổn định giá Thuốc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm xây dựng Thông tư đấu thầu Thuốc tập trung cấp quốc gia và kèm theo đó là ban hành danh mục các Thuốc được đấu thầu tập trung cấp quốc gia mà chỉ có hai bộ được thực hiện nghị định đó là Bộ Tài chính và Bộ Y tế đối với mặt hàng Thuốc. Đồng thời sẽ ban hành danh mục Thuốc sản xuất trong nước ưu tiên, danh mục Thuốc đàm phán giá. Đây cũng là lần đầu tiên hình thức đàm phán mới được đưa ra trong Luật Đấu thầu, đặc biệt với mặt hàng có thể tăng giá đột xuất, nhất là Thuốc biệt dược. Thành lập trung tâm mua sắm tập trung tại Bộ Y tế...

Thái Bình (lược ghi)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-on-dinh-gia-thuoc-thoi-gian-toi-bang-cach-nao-20999.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY