Phác đồ điều trị bệnh lý tai mũi họng hôm nay

Phác đồ điều trị rối loạn giọng

Thu*c tác động lên hệ thần kinh. Đường dùng Thu*c điều trị rối loạn giọng có thể gồm: đường toàn thân (tiêm hoặc uống), đường tại chỗ (bơm Thu*c thanh quản, khí dung họng - thanh quản).

Nhận định chung

Rối loạn giọng là tình trạng bất thường của một hoặc nhiều đặc tính của giọng nói, gồm rối loạn âm vực, cao độ, cường độ, chất lượng giọng.

Rối loạn giọng có thể do các nguyên nhân mang tính hành vi và các tổn thương thực thể tại thanh quản.

Các nguyên nhân hành vi

Lạm dụng giọng nói, sử dụng giọng nói không hợp lý

Lạm dụng giọng nói hoặc sử dụng giọng nói không hợp lý đưa đến rối loạn giọng trong các bệnh lý sau:

Rối loạn giọng căng cơ không có tổn thương niêm mạc dây thanh.

Các bệnh lý niêm mạc dây thanh: hạt xơ dây thanh, phù nề dây thanh, polyp dây thanh, u hạt, loét tiếp xúc, viêm thanh quản mạn tính.

Nguyên nhân tâm lý - tâm thần

Rối loạn giọng do căn nguyên tâm lý - tâm thần.

Rối loạn giọng tuổi dậy thì.

Các rối loạn giọng do chuyển giới tính.

Tổn thương thực thể tại thanh quản

Bất thường cấu trúc thanh quản

Bẩm sinh: Màng chân vịt. Rãnh dây thanh.

Mắc phải: Chấn thương thanh quản. Sẹo hẹp đường thở. Rối loạn giọng tuổi già.

Các nguyên nhân thần kinh – cơ

Liệt thần kinh quặt ngược thanh quản.

Bệnh lý thần kinh trung ương: Liệt nửa người, nhồi máu não, Parkinson…

Co cứng cơ thanh quản cục bộ.

Bệnh nơ-ron vận động (ví dụ: xơ cột bên teo cơ).

Xơ hóa rải rác.

Hội chứng Guillain-Barré.

Bệnh nhược cơ.

Bệnh Wilson.

Các nguyên nhân nội tiết

Chậm phát triển Sinh d*c ở nam giới.

Nam hóa giọng nữ.

Tác dụng phụ của Thu*c (steroid, nội tiết tố…).

U lành tính và ác tính của thanh quản

Nang, papilloma, ung thư…

Các viêm nhiễm tại thanh quản

Viêm thanh quản cấp tính, mạn tính.

Các bệnh tự miễn.

Viêm khớp dạng thấp.

Trào ngược dạ dày - thực quản.

Phản ứng dị ứng.

Viêm đặc hiệu: Nấm thanh quản, lao thanh quản, giang mai thanh quản.

Các nguyên nhân của đường phát âm

Dị hình hốc mũi, ngạt mũi, khe hở hàm ếch.

Phác đồ điều trị rối loạn giọng

Nguyên tắc điều trị

Điều trị nguyên nhân là chủ yếu.

Bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu và khôi phục chức năng của thanh quản.

Sử dụng phương pháp điều trị phù hợp, đúng chỉ định, đúng giai đoạn của bệnh.

Có biện pháp dự phòng tái phát.

Điều trị nội khoa

Tùy nguyên nhân mà chỉ định dùng Thu*c phù hợp. Thu*c điều trị nội khoa các rối loạn giọng nói gồm các nhóm sau:

Kháng sinh, Thu*c chống nấm, Thu*c điều trị lao.

Steroid và các Thu*c chống viêm không steroid.

Thu*c chống dị ứng.

Thu*c điều trị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.

Thu*c tác động lên hệ thần kinh. Đường dùng Thu*c điều trị rối loạn giọng có thể gồm: đường toàn thân (tiêm hoặc uống), đường tại chỗ (bơm Thu*c thanh quản, khí dung họng - thanh quản).

Trị liệu giọng nói - ngôn ngữ (luyện giọng)

Chỉ định trong các trường hợp:Rối loạn giọng nói không có tổn thương thực thể tại thanh quản.

Rối loạn giọng có tổn thương thực thể kèm theo rối loạn chức năng phát âm, tổn thương thực thể do các nguyên nhân hành vi (hạt xơ dây thanh).

Trước và sau phẫu thuật thanh quản.

Điều trị hỗ trợ rối loạn giọng do căn nguyên thần kinh (liệt hồi quy…).

Điều trị phẫu thuật

Tùy loại tổn thương và giai đoạn của tổn thương mà lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Chỉ định phẫu thuật

Tổn thương lành tính ở niêm mạc dây thanh do nguyên nhân hành vi đã điều trị nội khoa và trị liệu giọng nói không hiệu quả: polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh, phù Reinke.

Tổn thương cấu trúc dây thanh không có chỉ định điều trị bảo tồn: nang dây thanh, rãnh dây thanh, màng chân vịt, papilloma thanh quản.

Rối loạn giọng do căn nguyên thần kinh đã điều trị bảo tồn không kết quả: liệt dây thanh, rối loạn giọng co cứng.

Rối loạn giọng do chấn thương thanh quản làm gãy vỡ, di lệch khung sụn thanh quản.

Nguyên tắc phẫu thuật điều trị rối loạn giọng

Chỉ định mổ đúng tổn thương và đúng giai đoạn của bệnh.

Can thiệp tối thiểu vào cấu trúc của dây thanh để bảo tồn tối đa lớp niêm mạc dây thanh, giúp phục hồi sóng niêm mạc.

Trước và sau mổ cần có trị liệu giọng nói - ngôn ngữ để phục hồi chức năng phát âm.

Một số loại phẫu thuật điều trị rối loạn giọng

Vi phẫu thanh quản điều trị các tổn thương lành tính ở niêm mạc dây thanh như hạt xơ, polyp, nang, phù Reinke.

Phẫu thuật làm phồng dây thanh điều trị các bệnh teo dây thanh, rãnh dây thanh, liệt dây thanh: bơm mỡ tự thân, collagen...

Phẫu thuật trên khung sụn của thanh quản (chỉnh hình, cấy ghép).

Phẫu thuật phục hồi giải phẫu và S*nh l* thanh quản do sẹo hẹp.

Phẫu thuật tác động lên hệ thống thần kinh - cơ thanh quản: tiêm Botulinum toxin A, ghép nối dây thần kinh...

Các phương pháp phẫu thuật khác: laser, dụng cụ cắt hút (microdebrider)…

Các phương pháp điều trị khác

Đối với tổn thương ác tính tại thanh quản, cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp với tổn thương và giai đoạn của bệnh như phẫu thuật, xạ trị, điều trị hóa chất…

Giáo dục và tư vấn về sử dụng giọng

Người bệnh cần được tư vấn và giáo dục về cách sử dụng giọng nói hợp lý, tình trạng rối loạn giọng của bản thân, hướng điều trị, cách chăm sóc giọng nói, cách dự phòng tái phát.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phac-do-dieu-tri-roi-loan-giong-47431.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY